Khi bị rắn cắn, cần bất động nạn nhân, quấn băng thun tạo áp lực để làm chậm quá trình di chuyển của nọc độc vào máu và cõng/khiêng nạn nhân đến bệnh viện ngay lập tức.
Việt Nam có trên 140 loại rắn và 30 loại chứa nọc độc, thường gặp là rắn lục đuôi đỏ và rắn chàm quạp. Một số nọc độc rắn có thể gây tử vong nhanh trong một vài phút.
Một khi nọc độc của rắn cắn vào trong cơ thể con người, phần lớn nọc độc phát tán thông qua hệ bạch huyết và hệ này kích hoạt nhanh hơn khi có sự chuyển động của các cơ xung quanh. Nọc độc trong các hạch bạch huyết, thường tập trung ban đầu ở vùng nách, bẹn và cổ.
Các thao tác xử lý khi bị rắn cắn
- Trấn an nạn nhân, tuyệt đối không cho nạn nhân cử động
- Dùng băng thun băng bó ngay chỗ bị cắn
- Cố định hoàn toàn chi bị cắn bằng cách dùng băng quấn chi bị cắn vào thanh gỗ để hạn chế tối đa cử động của chi đó. Nếu không có thanh gỗ thì bạn có thể tìm các dạng nẹp thẳng như chiếc dù, miếng nhựa cứng …
- Khiêng nạn nhân đến bệnh viện. KHÔNG cho nạn nhân tự di chuyển.
- KHÔNG quấn băng thun quá chặt vì sẽ chặn dòng lưu thông của máu đến vùng bị rắn cắn. Nếu có đủ băng thun thì nên quấn cả chi để trì hoãn việc di chuyển của nọc độc vào mạch máu.
- Tuyện đối KHÔNG rạch hút chỗ bị rắn cắn vì nguy cơ nhiễm trùng và làm tăng khả năng nọc độc rắn phát tán vào máu.
- TUYỆT ĐỐI KHÔNG đắp nước đã vì dẫn đến vón cục và làm đông máu tại chỗ vết cắn.
Originally posted 2019-10-19 15:57:59.