hóc dị vật

Hóc dị vật xử trí ra sao?

Khi bị hóc dị vật/thức ăn vào đường thở, thường chúng sẽ nằm gần cổng vào đường thở và gây bít đường thở. Nếu đường thở chưa bị dị vật chắn hoàn toàn, nạn nhân có thể ho để tống dị vật ra khỏi đường thở.

Nếu nạn nhân không tư ho được, đây là trường hợp nguy cấp cần sơ cấp cứu ngay lập tức vì sự cố này có thể dẫn đến ngưng thở, tử vong nhanh!

–> Đọc miễn phí kiến thức sơ cấp cứu

Các cơn ho là phản ứng tư nhiên của cơ thể để tống vật thể lạ ra ngoài. Nếu nạn nhân có thể ho, thì họ có thể thở, họ nên được khuyến khích tiếp tục ho thêm. Động viên họ cúi người về phía trước, ho khạc mạnh để đẩy dị vật ra.

Lưu ý: KHÔNG ĐẬP vào lưng nạn nhân khi nạn nhân tự ho được và đặc biệt khi họ đang ho.

Nếu nạn nhân ngưng ho, không thể ho được nữa hoặc không thở được, đây là trường hợp CẤP CỨU vì họ có thể ngưng thở và tử vong nhanh. Cần tạo cơn ho nhân tạo cho nạn nhân bằng cách đấm vào sau lưng và ấn trước giữa ngực cho đến khi nào nạn nhân tự ho được thì ngưng.

Các thao tác xử lý khi nạn nhân KHÔNG THỂ tự ho được:

  1. Người lớn/trẻ em: Đặt nạn nhân ngồi/đứng hơi nghiêng về phía trước. Riêng với trẻ sơ sinh thì bế bé nằm sấp, đầu hơi chốc xuống đất.

hóc dị vật
2. Dùng lòng bàn tay đấm dứt khoát vào vùng lưng giữa 2 bả vai hướng lên gáy giúp nạn nhân ho. Làm 5 lần, ngưng ngay khi nạn nhân có thể ho.
3. Nếu nạn nhân chưa ho được, tiếp tục dùng lòng bàn tay ấn mạnh vào giữa ngực (giữa 2 phổi của nạn nhân) với cường độ tương ứng với lứa tuổi và kích thước cơ thể nạn nhân, tổng cộng 5 lần ấn giữa phổi.
hóc dị vật
4. Thực thiện 2 thao tác này liên tục cho đến khi nạn nhân có thể tự ho được.
5. Đưa nạn nhân đi cấp cứu nếu tình hình xấu dần, trên đường đi vẫn thực hiện 2 thao tác này. Nếu nạn nhân bất tỉnh, cần làm ép tim thổi ngạt CPR.

Originally posted 2019-10-01 14:33:22.

Viết một bình luận