cách giảm cân

Trà giảm cân giúp hạ cholesterol

Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, mức sống nâng cao, chứng béo phì có xu hướng ngày càng tăng. Chứng béo phì là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành, cao huyết áp, tiểu đường. Ngoài ra, người béo phì hoạt động chậm chạp, làm việc vất vả, thường nhức mỗi lưng, gối, không chịu được nhiệt độ cao, ảnh hưởng đến vẻ đẹp thể hình.
Uống trà giảm cân thảo dược là một trong những phương pháp giúp giảm mỡ bụng hữu hiệu và an toàn. Chất tea polyphenol trong lá trà có thể hoà tan lipid, quercetin hỗ trợ giảm cholesterol trong máu, vitamin C giúp lợi tiểu và thúc đẩy bài tiết cholesterol, từ đó có tác dụng giảm cân hữu hiệu. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu dược lý, lá trà còn chứa hơn 300 thành phần gồm caffein, theocin, theobromin, purin, favonoid, catechin, phenol, ester, hợp chất tinh dầu, protein, acid amin, nhiều loại vitamin, cùng với các loại khoáng chất như calci, phospho, sắt, iod, mangan, kẽm, đồng, fluor, selen … Các thành phần này có tác dụng quan trọng đối với việc phòng và trị bá bệnh.

Trà thảo dược là gì?

Trà thảo dược là loại thức uống bao gồm tác dụng của lá trà, kết hợp lá trà với thảo dược, dùng thảo dược để thay thế trà …
Theo nghiên cứu của chuyên gia, từ đời nhà Dường, phần lớn các thành phần trong phương thuốc ghi chép ở sách Đông y là trà, nhưng trong phương thuốc không dùng lá trà. Điều này đã khiến trà thảo dược được mở rộng rất lớn.

Đặc điểm của trà thảo dược

Trước tiên, trà thảo dược có thể tận dụng và phát huy triệt để tác dụng của các vị thuốc.
Một số trà thảo dược là bài thuốc dân gian, có lợi cho việc phát huy công hiệu của các vị thuốc, đồng thời trà thảo dược còn có thể khiến các vị thuốc có hương thơm, chứa nhiều tinh dầu như trần bì, hoa hồng … giữ được thành phần hiệu quả, tránh mất công dụng do sắc nấu lâu. Hơn nữa, sau khi được bào chế thành dạng bột thì mặt tiếp xúc của trà thảo dược với dung môi sẽ tăng lên, lượng các thành phần hữu hiệu trong trà thảo dược cũng tiết ra nhiều hơn, còn có thể pha nước uống nhiều lần cho đến khi vị nhạt mới thôi, chất thuốc sẽ tự nhiên tiết hết ra.
Thứ hai, nguyên liệu của các phương thuốc trà thảo dược rất dễ tìm, sử dụng tiện lợi, nên dễ được mọi người đón nhận.
Thứ ba, trà thảo dược có thể giúp giảm thiểu gánh nặng tinh thần khi uống thuốc, tránh tổn thương vị khí, có lợi cho việc chăm sóc và điều trị các bệnh mạn tính.
Thứ tư, lượng thuốc dùng trong trà thảo dược ít, hơn nữa nguyên liệu có nhiều trong thiên nhiên, do đó có thể tiết kiệm dược liệu và hạn chế chi phí điều trị.
Chính vì trà thảo dược có ưu điểm tiện lợi hiệu quả, tự nhiên, tiết kiệm, hơn nữa có tính chủ đích và tính linh hoạt nên mới được đông đảo mọi người ưa chuộng, và sử dụng như là món trà giảm cân rộng khắp trên vùng Đông Nam Á.

trà giảm cân
Uống trà giảm cân, hạ cholesterol cho cuộc sống khoẻ mạnh

Các công dụng của trà giảm cân thảo dược

  1. Trà thảo dược chứa những chất chống oxy hoá, bảo vệ cơ thể bạn tránh được sự tàn phá của tuổi tác và hậu quả của ô nhiễm.
  2. Trà thảo dược chứa caffein, giúp tỉnh táo đầu óc, sảng khoái tinh thần.
  3. Vitamin C và vitamin P trong trà còn giúp làm chậm quá trình xơ mạch máu, vì thế mà có tác dụng hạ huyết áp ở người mắc chứng cao huyết áp, giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.
  4. Trong lá trà có nguyên tốt vi lượng fluor, nên uống trà thường xuyên sẽ có tác dụng bảo vệ răng và phòng chống sâu răng.
  5. Tea polyphenol có tác dụng ức chế và tiêu diệt virus, hỗ trợ bảo vệ hệ miễn dịch, giúp hệ miễn dịch của cơ thể bạn không bị nhiễm độc, có hiệu quả kháng viêm và chữa tả rất tốt.
  6. Chất polyphenol, một chất chống oxy hoá được tìm thấy trong trà giúp ngăn ngừa bệnh ung thư.
  7. Thả thảo dược giúp sáng mắt, phòng trị bệnh mắt và bảo vệ thị lực.
  8. Vitamin nhóm B và tinh dầu trong lá trà có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá, giúp hạ khí tiêu thực, tăng cảm giác thèm ăn.
  9. Giúp thanh nhiệt hạ hoả.
  10. Theocin trong lá trà có tác dụng nới lỏng cơ trơn của khí quản, giúp thanh phế, hoá đờm và trị ho.
  11. Tea polyphenol trong lá trà có thể hoà tan lipid, quercetin hỗ trợ giảm cholesterol trong máu, vitamin C giúp lợi tiểu và thúc đẩy bài tiết cholesterol, các vitamin khác giúp cải thiện quá trình trao đổi chất trong cơ thể, từ đó có tác dụng giảm cân, phòng trị xơ mạch máu.
  12. Uống trà còn giúp giãn nở mao mạch toàn thân, tăng cường chức năng bài niệu, có ích cho thận.
  13. Ngoài ra, lá trà còn có một số chức năng chăm sóc sức khoẻ và diệu trị khác, như uống trà có thể giã rượu thuyên giảm triệu chứng ngộ độc cồn mạn tính. Nguyên liệu của các phương thuốc trà thảo dược rất dễ tìm, nên được đông đão mọi người đón nhận. Tuy nhiên, khi dùng trà thảo dược, bạn cũng cần chú ý một số điều kiêng kỵ sau:
    • Nhằm bảo đảm an toàn khi uống trà thảo dược thì ngoài việc phải chú ý những cấm kỵ về bản thân thuốc Bắc và cấm kỵ cho thai phụ, còn phải chú ý những “kiêng kỵ” khi dùng thuốc. Chẳng hạn khi uống trà thảo dược giải biểu thì tránh dùng thực phẩm sống lạnh và đồ chua; khi uống trà thảo dược chữa ho bình suyễn thì tránh các loại tôm cá; còn uống trà thảo dược thanh nhiệt giải độc thì nên tránh thực phẩm tanh cay và dầu mỡ; uống trà thảo dược lý khí tiêu trướng thì phải tránh các loại đậu, khoai lang …
    • Khi uống trà thảo dược còn phải biết “trà kỵ”: một là tránh uống trà quá nóng; hai là không uống trà lạnh để tránh trệ hàn tự đờm; ba là phụ nữ đang cho con bú thì phải tránh uống trà đậm; bốn là người mắc bệnh tim mạch thì tránh uống quá nhiều trà đậm; năm là không uống trà sau khi dùng aspirin, sáu là không uống trà đã bị mốc.
    • Các vị thuốc Bắc trong trà thảo dược cần được rửa sạch đất cát bằng nước nấu chín trước khi sử dụng.
    • Không phải vị thuốc nào cũng có thể dùng làm trà thảo dược. Những vị thuốc dưới đây không nên dùng làm trà:
      1. Các vị thuốc Bắc có chứa aconitin, như xuyên ô, thảo ô đều cần phải sắc lâu mới có thể giảm bớt độc tính của aconitin.
      2. Các loại xà thảo, như ô tiêu xà, thuỷ điệt (con đỉa). Trong đó, nếu thời gian sắc ô tiêu xà quá ngắn sẽ khó hoà tan được thành phần hữu hiệu, còn thuỷ điệt thì có mùi tanh rất khó uống.
      3. Các loại vỏ sò và khoáng thạch, như mẫu lệ (hàu), thạch quyết mình cần phải sắc thật lâu thì các thành phần hữu hiệu mới tiết ra được.
      4. Những vị thuốc cay, đắng, khó uống thì không nên pha trà. Như xuyên ô, thảo ô thì cần phải phối hợp sử dụng, sắc riêng một giờ lấy nước cốt rồi pha trà.

trà giảm cân
Vì thế, gạt bỏ những nhân tố cần phải đề phòng khi uống trà thảo dược, chúng ta sẽ có thể tận dụng ưu điểm của nó để dưỡng sinh, bảo vệ sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ.

Originally posted 2014-11-25 17:38:01.

Viết một bình luận