collagen

Farmvina

Collagen là gì? Công dụng của Collagen

cách sử dụng collagen, collagen, công dụng collagen

Khi nhắc tới collagen, hầu hết mọi người đều nghĩ ngay đến làn da. Tuy nhiên trong cơ thể chúng ta, collagen tồn tại ở khắp mọi nơi và đảm nhận nhiều chức năng quan trọng. Vậy collagen là gì và công dụng như thế nào đối với cơ thể? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin về dưỡng chất này.

Collagen là gì?

Collagen là một loại protein và chiếm ⅓ lượng protein trong cơ thể. Collagen là tên gọi bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “kólla” có nghĩa là keo. Tên gọi này đã thể hiện chức năng chính của collagen là thành phần chính của các mô liên kết bên trong cơ thể.

collagen

Collagen tồn tại với hàm lượng lớn bên trong cơ thể. Nó là một trong những thành phần chính của xương, da, cơ, gân và dây chằng. Hàm lượng collagen tồn tại ở từng bộ phận như sau: 100% ở giác mạc, 70% ở lớp hạ bì của da, 50% ở khớp và 20% ở xương. Bên cạnh đó, collagen còn được tìm thấy ở ruột, mạch máu, răng và các đĩa đệm.

  • Từ năm 25 tuổi lượng collagen giảm 1.5% mỗi năm.
  • Từ năm 30 tuổi có thể mất 15% collagen.
  • Năm 40 tuổi có thể mất đi 30% collagen.
  • Đến khi bạn 50 tuổi, lượng collagen trong cơ thể chỉ còn khoảng 40 – 50%.

Các loại collagen trong cơ thể

Các loại collagen trong cơ thể được tạo thành bởi sự liên kết của ba chuỗi acid amin dài. Có 16 loại collagen khác nhau, trong đó có 4 loại phổ biến là:

  • Collagen loại I: Hơn 90% lượng collagen trong cơ thể chúng ta là collagen loại I. Chúng được tìm thấy trong da, gân, mạch máu và thành phần hữu cơ của xương.
  • Collagen loại II: Chiếm 50 – 60% hàm lượng collagen trong cơ thể, được tìm thấy chủ yếu ở sụn xương.
  • Collagen loại III: Tồn tại chủ yếu trong các mô có đặc tính đàn hồi (da, phổi, thành ruột, thành mạch máu, tử cung.
  • Collagen loại IV: Được tìm thấy chủ yếu ở lớp màng đáy.

Nhóm loại I

Collagen loại I là collagen phổ biến nhất trong cơ thể, được tìm thấy phần lớn ở da và phần hữu cơ của xương. Vai trò chính của chúng là cải thiện và duy trì sự trẻ trung cho làn da.

Hàm lượng collagen loại I tự nhiên trong cơ thể sẽ bị suy giảm dần từ tuổi 25 trở đi. Đặc trưng của tình trạng này chính là hiện tượng làn da nhăn nheo, chảy xệ, móng tay giòn và dễ gãy hơn. Ngoài ra, collagen loại I còn ảnh hưởng đến gân và xương.

Nhóm loại II

Mặc dù không phổ biến trong cơ thể như collagen loại I nhưng collagen loại II lại cực kỳ quan trọng. Collagen loại II chiếm 10% tổng lượng collagen trong cơ thể và 50 – 60% hàm lượng protein có trong sụn. Collagen loại II góp phần tạo nên sụn và duy trì sự khỏe mạnh cho hệ xương.

Nhóm loại III

Collagen loại III phân bố ở nhiều vị trí khác nhau nhưng chủ yếu là các mô có đặc tính đàn hồi, chẳng hạn thành ruột, thành mạch máu, da, phổi. Collagen Type III đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của động mạch và tim. Ngoài ra, nó còn góp phần tạo nên collagen loại I dạng sợi.

Việc bổ sung collagen loại III thường được thực hiện cùng lúc với collagen loại I. Hai protein này giúp cải thiện hoạt động của đường ruột, tăng độ căng mịn và mềm mại cho làn da.

Nhóm loại IV

Collagen loại IV có chức năng hình thành mạng lưới, tạo nền tảng cho các tế bào biểu mô và nội mô, đồng thời ngăn cách các mô. Collagen loại IV đóng vai trò quan trọng đối với nhiều chức năng sinh lý và bệnh lý.

Một số tác dụng cơ bản của Collagen

Sự tồn tại của collagen trong cơ thể đều nhằm mục đích chung là duy trì một cơ thể luôn khỏe mạnh. Khi xét về vai trò của từng loại collagen, chúng sẽ mang đến một số tác dụng cơ bản sau đây:

Với mắt

Đảm bảo hàm lượng collagen trong cơ thể giúp giảm thiểu các vấn đề về thị giác. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, sự thiếu hụt collagen là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể.

Hai căn bệnh này xuất hiện phổ biến ở những người trên 50 tuổi. Điều này một phần xuất phát từ việc lượng collagen trong cơ thể bị suy giảm do tuổi tác. Vậy nên bổ sung collagen một cách đều đặn không chỉ đẩy lùi lão hóa mà còn rất quan trọng đối với sức khỏe đôi mắt.

Với mạch máu

Collagen cung cấp cấu trúc cho các động mạch mang máu từ tim đến các bộ phận của cơ thể. Nếu không có đủ collagen, các động mạch sẽ bị suy yếu và dễ vỡ dẫn đến xơ vữa động mạch gây đau tim hoặc đột quỵ.

Một nghiên cứu được thực hiện trên 31 người trưởng thành khỏe mạnh, uống 16g collagen mỗi ngày trong vòng 6 tháng đã cho thấy, tỷ lệ cholesterol LDL của những người tham gia nghiên cứu đã giảm đi đáng kể và mức cholesterol “tốt” HDL đã tăng lên 6%.

Với sụn

Collagen loại II là thành phần chính của sụn xương. Nó cung cấp cho sụn độ bền, độ đàn hồi và tăng cường hoạt động “trơn tru” của các khớp. Collagen loại II tạo thành mạng lưới các sợi giúp liên kết proteoglycans và elastin thành mô cứng nhưng vẫn đảm bảo sự linh hoạt.

Sụn là một mô liên kết mềm dẻo và rất linh hoạt. Các loại sụn đảm nhận nhiều chức năng khác nhau như kết nối xương, hấp thụ sốc, cho phép mô chịu ứng suất cơ hội, “lớp đệm” để xương hoạt động không bị ma sát.

collagen

Với xương

Collagen là một phần không thể thiếu đối với sự hình thành của xương, giúp duy trì mật độ và sự chắc khỏe của xương. Khi bạn già đi, khối lượng xương sẽ giảm nhanh chóng do loãng xương, gãy xương. Khi đó, việc bổ sung collagen có thể giúp ức chế sự phân hủy xương, đẩy lùi tình trạng mất xương.

Có một sự thật bạn không thể ngờ chính là collagen tham gia vào cấu tạo khoảng 1 – 10% mô cơ. Loại protein này rất cần thiết để giữ cho cơ bắp của bạn khỏe mạnh và hoạt động bình thường.

Với hệ miễn dịch và não bộ

Trong một số nghiên cứu, collagen loại IV có thể ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh Alzheimer bằng cách bảo vệ não, chống lại các protein amyloid-beta – nhân tố gây ra căn bệnh này.

Amyloid-beta là các loại axit amin kết tụ với nhau, tạo thành các mảng bám thường thấy trong não của các bệnh nhân Alzheimer. Bằng cách tăng lượng collagen, bạn có thể bảo vệ não, chống lại các protein amyloid-beta tấn công các tế bào thần kinh.

Các chất dinh dưỡng giúp tăng sản xuất collagen

Quá trình sản sinh collagen tự nhiên trong cơ thể sẽ bị hao hụt dần và bắt đầu mang đến những dấu hiệu lão hóa. Bổ sung collagen là điều rất cần thiết để bạn duy trì sức khỏe. Trước hết, hãy nắm được những chất dinh dưỡng có thể kích thích sự sản sinh collagen để có lựa chọn phù hợp.

Vitamin C

Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong collagen tổng hợp – tập hợp đa dạng các phản ứng hóa học trong cơ thể nhằm sản sinh collagen. Vi chất này có nhiệm vụ liên kết proline và glycine với nhau để tạo ra collagen. Nếu không có đủ lượng vitamin C, cơ thể không thể hình thành, lưu trữ hoặc sản xuất thêm collagen.

Proline

Proline chiếm khoảng 10% tổng số acid amin trong collagen. Sự hỗ trợ của proline cần thiết cho quá trình sinh tổng hợp collagen cũng như các protein chứa proline khác. Proline thường có trong lòng trắng trứng, thịt, đậu nành và rau cải.

Glycine

Glycine là acid amin có hàm lượng lớn trong collagen và nó cũng tham gia vào quá trình sản xuất protein này. Glycine được tìm thấy trong một số thực phẩm như da lợn, da gà, gelatin và các thực phẩm chức protein khác.

Đồng

Trong quá trình hình thành collagen, đồng tồn tại ở dạng peptit liên kết. Khoáng chất này kích thích sự hình thành collagen và elastin bằng cách tăng enzyme lysyl oxidase. Đồng được tìm thấy với lượng lớn trong các thực phẩm như thịt nội tạng, hạt vừng, bột cacao, hạt điều và đậu lăng.

Ăn gì có nhiều collagen?

Cách tốt nhất vừa bổ sung collagen hiệu quả vừa đảm bảo cơ thể có đủ dưỡng chất chính là thực phẩm tự nhiên. Dưới đây là những thực phẩm mà bạn không thể bỏ qua.

Thịt bò: Thịt bò có chứa 3 axit amin cần thiết cho quá trình sản sinh collagen của cơ thể là glycine, proline và hydroxyproline.

thịt bò

Thịt gà: Cơ thể của gà có chứa rất nhiều mô liên kết khiến thịt gà trở thành nguồn cung cấp collagen dồi dào. Giống như thịt bò, thịt gà có chứa đầy đủ các axit amino cần thiết để tạo ra collagen.

Nước hầm xương: Bạn có thể tự chế biến nước hầm xương ngay tại nhà bằng cách ninh xương động vật từ 12 – 24 giờ để chiết xuất collagen từ mô liên kết của động vật.

Cá (để nguyên da): Collagen có trong cá thậm chí có thể tốt hơn collagen có trong các loại thịt bò hoặc thịt lợn. Da cá có chứa hàm lượng lớn collagen loại I nên bạn đừng loại bỏ phần này nhé!

Hàu: Thịt hàu rất giàu các khoáng chất và chất dinh dưỡng. Trong đó, kẽm, đồng là những khoáng chất thúc đẩy quá trình tạo ra collagen của cơ thể.

Lòng trắng trứng: Một lòng trắng trứng có thể cung cấp hàng loạt acid amin và các hợp chất hóa học giúp hình thành collagen như chondroitin sulfate, glucosamine sulfate và acid hyaluronic.

Tỏi: Trong tỏi có chứa nhiều lưu huỳnh. Khoáng chất vi lượng này có khả năng hỗ trợ tổng hợp và ngăn ngừa sự phân hủy của collagen.

Rau xanh (rau mồng tơi, cải xoăn, cải xanh, xà lách): Một số loại rau xanh như rau mồng tơi, cải xoăn, cải xanh, rau xà lách,.. có chứa hàm lượng lớn vitamin C, kẽm và đồng – bộ 3 tăng sinh collagen. Ngoài ra, chất diệp lục có trong rau xanh có khả năng làm tăng lượng procollagen (tiền thân của collagen).

Trái cây họ cam quýt: Trái cây họ cam quýt là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào – tiền chất để tạo ra collagen cho cơ thể.

cam quýt

Các loại đậu (đậu gà): Protein có trong các loại đậu thường chứa axit amin cần thiết cho quá trình tổng hợp protein. Sự có mặt của đồng, kẽm cũng là yếu tố thúc đẩy sự sản sinh collagen.

Các loại hạt (hạt điều, hạt bí, hạnh nhân, hạt vừng): Các loại hạt thường chứa nhiều đồng và kẽm. Chúng có thể cung cấp hơn 20% giá trị hàng ngày của 2 khoáng chất này.

Cà chua: Cà chua chứa hàm lượng cao vitamin C cũng như chất chống oxy hóa lycopene, có tác dụng bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời và sự phân hủy collagen.

Ớt chuông: Chứa capsaicin, một hợp chất chống viêm, tăng sự ổn định của các sợi collagen trong gân và bảo vệ các sợi collagen khỏi sự phân hủy của enzyme.

Những thứ làm hỏng collagen

Có thể bạn chưa biết nhưng một số thói quen xấu có thể khiến collagen trong cơ thể chúng ta “bị hỏng” nhanh chóng.

Giấc ngủ kém: Giấc ngủ là thời gian để cơ thể phục hồi và trẻ hóa. Thức khuya hoặc ngủ không đủ giấc chính là bạn đang đánh mất khoảng thời gian collagen tái tạo.

Lối sống ít vận động: Lười vận động có thể gây thiếu lưu lượng máu, suy giảm cơ bắp và tăng trọng lượng cơ thể, tất cả đều góp phần làm hỏng collagen.

Tinh thần căng thẳng: Cortisol sinh ra khi bạn căng thẳng có thể khiến collagen bị suy giảm và làm tăng lượng mỡ thừa quanh bụng.

Phơi nắng quá mức: Các tia có hại từ mặt trời có thể phá vỡ collagen trên da và dẫn đến tổn thương làn da.

Hút thuốc: Hóa chất có hại được tìm thấy trong thuốc lá có thể làm hao mòn collagen tự nhiên của cơ thể theo thời gian.

Ăn quá nhiều đường: Đường khiến hiệu quả từ quá trình hình thành collagen suy giảm gấp 10 lần.

đường

Uống collagen có tác dụng gì đối với cơ thể?

Như đã nói ở đầu bài, hàm lượng collagen trong cơ thể có thể bị hao hụt dần do tuổi tác. Mặt khác, nếu chị bổ sung collagen từ thực phẩm thì chưa thật sự đủ vì việc bảo quản, chế biến không đúng cách đều có thể làm hao hụt dinh dưỡng. Cách tốt nhất là bạn nên kết hợp các loại thực phẩm tự nhiên và bổ sung bằng các sản phẩm hỗ trợ nếu cần thiết.

Bổ sung collagen bằng đường uống có tác dụng hữu ích đối với làn da. Độ đàn hồi, độ ẩm và độ nhám của da đều được cải thiện mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Ngoài ra, collagen cũng giúp cải thiện sự xuất hiện của các vết rạn da.

Uống collagen còn giúp bạn giảm thiểu tình trạng mắc các bệnh viêm xương khớp. Điều này là bởi collagen giúp duy trì tính toàn vẹn của sụn, nhờ đó khoảng cách giữa các đầu xương luôn được giữ vững, giảm thiểu tình trạng đau nhức và cứng khớp.

Glycine, một trong những thành phần của collagen, giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất bằng cách chuyển hóa glucose thành năng lượng để xây dựng và nuôi các tế bào cơ. Duy trì khối lượng cơ nạc khi bạn già đi cũng giúp hỗ trợ tư thế và sức khỏe của xương.

Collagen cũng hỗ trợ hệ thống tiêu hóa và thần kinh, tăng cường chức năng sửa chữa vết thương và cơ của cơ thể, đồng thời giúp cung cấp các chất dinh dưỡng và hóa chất quan trọng cho tế bào của chúng ta.

Collagen loại II hoạt động như “tấm lưới” giữ Canxi cho xương. Cùng với sự tăng sinh và bồi đắp của sụn sẽ thúc đẩy xương phát triển liên tục về chiều dài. Đó là lý do tại sao trẻ em và thanh thiếu niên trong giai đoạn phát triển nên bổ sung cả Canxi và collagen loại II.

Cách sử dụng collagen để đạt hiệu quả cao

Để sử dụng collagen đạt hiệu quả cao, bạn có thể tham khảo những cách sau đây:

  • Buổi tối là thời điểm hiệu quả nhất để uống collagen.
  • Nếu sử dụng vào thời điểm khác, hãy chú ý bổ sung sau bữa ăn chính và hạn chế ăn thêm đồ ăn.
  • Chỉ nên dùng 5 gam collagen mỗi ngày.
  • Kết hợp với chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh để tối ưu hiệu quả.
  • Ưu tiên sản phẩm bổ sung collagen dạng thủy phân.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra cơ thể hấp thụ collagen thủy phân hiệu quả hơn collagen thông thường trong thực phẩm. Bởi lẽ, khi bạn sử dụng dạng collagen thủy phân, ruột sẽ hấp thụ ngay lập tức và gửi thẳng đến các khớp và da qua đường máu.

Collagen bao nhiêu tiền?

Các sản phẩm bổ sung collagen trên thị trường hiện nay có nhiều mức giá khác nhau, tùy thuộc vào dạng đóng gói: Dạng viên, dạng bột, dạng nước. Thông thường, giá tiền của collagen sẽ dao động trong khoảng 400.000 – 3.000.000 đồng/sản phẩm.

Collagen mua ở đâu?

Hiện nay, bạn có thể dễ dàng mua các sản phẩm bổ sung collagen ở gian hàng của các đại lý phân phối sản phẩm chính hãng của nhãn hàng, các shop mỹ phẩm hoặc thực phẩm bổ sung. Khi chọn mua sản phẩm collagen, hãy tìm hiểu kỹ thông tin của sản phẩm cũng như nhà cung cấp hoặc xem ý kiến, đánh giá từ những người dùng cũ.

Collagen là một protein có sẵn trong cơ thể, mang lại nhiều lợi ích cho một cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, quá trình sản xuất collagen sẽ bị chậm lại do tuổi tác. Vậy nên đừng bỏ qua việc bổ sung collagen kết hợp với lối sống lành mạnh để duy trì sự khỏe khoắn, tươi trẻ.

 

Originally posted 2022-01-01 17:52:19.

Viết một bình luận