Sắn (củ mì) là một loại rau củ giàu tinh bột, giàu chất dinh dưỡng có nguồn gốc đến từ Nam Mỹ và được tiêu thụ ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, các bạn sẽ thấy sắn được trồng ở những vùng nông thôn và được người dân chúng ta trồng nhiều. Vào thời chiến tranh, khi mà nhân dân còn đói kém, dân ta ăn sắn rất thường xuyên.
Nhưng, chắc hẳn các bạn sẽ rất ngạc nhiên nếu ai đó hỏi bạn rằng ăn sắn có béo không? Một loại rau củ mà bạn chưa bao giờ nghĩ đến nó sẽ gây béo hay không phải không nào? Vậy bài viết hôm nay sẽ khiến bạn không phải ngạc nhiên nếu ai vô tình hỏi bạn câu hỏi này.
Sắn còn có tên gọi khác là củ mì, nó được trồng ở các vùng nhiệt đới trên thế giới vì khả năng chịu được các điều kiện phát triển khó khăn, đây là một trong những cây trồng chịu hạn tốt nhất. Sắn cung cấp một số chất dinh dưỡng quan trọng và tinh bột kháng, có thể có lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, sắn có thể có những tác động nguy hiểm, đặc biệt nếu nó được ăn sống và với số lượng lớn. Phần được sử dụng của cây sắn là củ sắn và lá của nó.
Các chất dinh dưỡng có trong sắn
- Thành phần carbs: Trên thực tế, sắn là một nguồn carbs phức tạp chứa nhiều calo, 95% lượng calo và 2gr chất xơ có trong carbs.
- Chất béo: Sắn không có chất béo, nếu bạn luộc củ sắn lên thì trong sắn chứa ít hơn 1gr chất béo.
- Tinh bột kháng: Sắn ở dạng nguyên chất có nhiều tinh bột kháng, ngăn ngừa một số điều kiện trao đổi chất và tăng cường sức khỏe đường ruột.
- Ngoài ra, sắn chứa nhiều dưỡng chất như protein, khoáng chất, vitamin A, B, C cùng arginin, nguồn thiamin, axit folic, mangan và kali tốt.
- Rễ của nó đặc biệt có nhiều canxi và vitamin C, trong khi lá của nó chứa dưỡng chất lysine và carotene.
Giải đáp thắc mắc ăn sắn có béo không?
Hàm lượng chất xơ cao có trong sắn có khả năng loại bỏ mỡ thừa và giúp bạn có cảm giác no lâu hơn, tránh sự thèm ăn. Chính vì như thế nó cũng được xếp là một trong số loại thực phẩm giúp giảm cân. Không những thế, sắn chứa hàm lượng chất béo rất ít, ít dưới 1 gr khi đã qua chế biến.
Bạn thấy không? Một thực phẩm có thể giúp bạn ngăn mỡ thừa và ít chất béo như vậy thì làm sao khiến bạn mập lên khi ăn. Do đó, ăn sắn sẽ không bị béo mà còn giúp những bạn đang trong quá trình giảm cân rất tốt.
Không dừng ở đó, sắn còn giúp giảm cholesterol xấu trong cơ thể để ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch.
Hàm lượng carb chiếm 95% giúp bạn cân bằng được năng lượng, tiêu thụ mỡ hiệu quả. Nó ngăn chặn sự hấp thụ các chất béo không tốt ngăn ngừa tình trạng béo phì và kiểm soát cân nặng.
Tuy nhiên, bạn không nên ăn sắn sống vì nó có chứa các dạng xyanua tự nhiên, rất độc hại khi ăn. Tốt nhất bạn nên ngâm và nấu sắn để làm cho các chất độc hại trở nên vô hại. Không những thế, ăn sắn sống hoặc chế biến không đúng cũng có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng. Ngoài việc sắn chứa chất độc hại nó cũng hấp thụ các chất ô nhiễm ở dưới lòng đất hoặc môi trường xung quanh.
Vì vậy, bạn cần phải chế biến sắn đúng cách, để tránh tình trạng mang bệnh vào người.
Cách chế biến sắn an toàn cho người sử dụng
- Gọt vỏ: Chất xyanua chủ yếu có ở vỏ sắn nên khi chế biến bạn cần gọt vỏ sắn, loại bỏ chúng.
- Ngâm sắn: Sau khi loại bỏ vỏ của chúng bạn hãy ngâm sắn trong nước trong khoảng 48 giờ đến 60 giờ trước khi chế biến để làm giảm lượng hóa chất độc hại của nó.
- Nấu: Không nên ăn sống sắn vì thế bạn nên nấu chín kĩ sắn, bạn có thể luộc, rang hoặc nướng chúng.
- Ăn cùng thực phẩm có protein: Ăn một số thực phẩm chứa protein cùng với sắn cũng có lợi, vì protein giúp cơ thể loại bỏ chất xyanua có trong sắn.
Các sản phẩm sắn đã qua chế biến như bột sắn dây, bột sắn thì rất an toàn để sử dụng mà không cần phải sơ chế.
Như vậy, bạn đã biết câu trả lời cho câu hỏi “ăn sắn có béo không?” phải không nào! Sắn là một thực phẩm thi thoảng có thể bổ sung vào chế độ ăn để giúp bạn có thể giảm cân hoặc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải cân nhắc và biết cách chế biến để tránh việc có hại nhiều hơn có lợi.
Originally posted 2020-01-22 20:23:09.