trà thảo mộc

Cách chọn dụng cụ uống trà thảo dược

Theo nghĩa đen, dụng cụ uống trà thảo dược bao gồm tách trà, bình trà, chén trà, chung trà, đĩa trà, mâm trà … Dụng cụ uống trà rất phong phú đa dạng, tạo hình đẹp mắt. Ngoài giá trị thực dụng như giảm cân, tăng cường sức khoẻ, chúng còn có giá trị nghệ thuật rất cao. Do nguyên liệu chế tác và nơi sản xuất khác nhau mà chia thành dụng cụ bằng đất sét, gốm sứ, thuỷ tinh và tráng men …

Dụng cụ bằng đất sét

Pha trà bằng loại dụng cụ này vừa không làm mất hương thơm của trà, vừa duy trì được sắc, hương, vị của lá trà trong thời gian khá dài.

Dụng cụ bằng gốm sứ

Dựa theo sản phẩm mà chia thành gốm trắng, gốm xanh và gốm đen … Bộ dụng cụ uống trà bằng gốm sứ trắng nổi tiếng vì có sắc trắng như ngọc. Chúng được sản xuất ở nhiều nơi, trong đó sản phẩm ở trấn Cảnh Đức – Giang Tây là nổi tiếng nhất, là một trong những bộ dụng cụ trà phổ biến nhất hiện nay.
trà thảo dược

Dụng cụ bằng thuỷ tinh

Là bộ dụng cụ có đặc trưng không thông khí, truyền nhiệt nhanh, nên dễ đánh mất hương trà. Nó có ưu điểm trong suốt, bóng loáng bắt mắt, hình dáng đa dạng, vừa có thể dùng thước thức trà hoặc uống rượu nên rất được mọi người ưa chuộng. Nếu pha trà Long Tĩnh, Bích La Xuân, Quân Sơn ngân châm … bằng dụng cụ thuỷ tinh sẽ phát huy được vẻ đẹp của bộ dụng cụ trong suốt này, giúp ta vui mắt khi quan sát quá trình pha trà.

Dụng cụ tráng men

Do lâu bền, tiện lợi khi mang theo, khá thực dụng, nên được dùng phổ biến ở khắp Trung Quốc vào những năm 50 – 60, về sau được thay thế bằng các dụng cụ làm từ chất liệu khác, nên giờ rất hiếm sử dụng.
Thông thường, các dụng cụ uống trà phổ biến hiện nay tốt nhất vẫn là dụng cụ bằng gốm sứ, kế đến là dụng cụ bằng thuỷ tinh, cuối cùng là dụng cụ tráng men. Trà thảo dược không đòi hỏi quá cao về dụng cụ pha trà, bạn cũng có thể pha trà bằng bình giữ ấm.

Cách sắc, pha và uống trà thảo dược

Nếu pha trà thảo dược không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến việc phát huy tác dụng của thuốc. Bởi thế, chỉ khi pha trà đúng cách thì mới đạt được hiệu quả điều trị khá tốt. Khi pha trà thảo dược, trước tiên cần phải chọn dùng dụng cụ pha trà phù hợp, có thể giữ ấm, không làm bỏng tay, sử dụng linh hoạt, nhưng không thể dùng dụng cụ pha trà bằng kim loại.
Nước dùng pha trà cũng liên quan mật thiết với chất lượng của trà. Sau khi kiểm nghiệm cho thấy, nước suối trên núi thích hợp dùng pha trà, kế đến là nước sông hồ sạch sẽ, hay cũng có thể dùng nước máy lắng đọng qua một đêm để pha trà.
Ngoài cách pha thì trà thảo dược còn có thể dùng sắc uống. Sắc trà thường dùng nồi đất, siêu sành, chứ không dùng những dụng cụ bằng kim loại, vì chúng sẽ sản sinh phản ứng hoá học với một số thành phần của thuốc có trong trà, khiến trà biến chất, biến vị hoặc sản sinh chất lắng đọng, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và gây tác dụng phụ. Khi sắc trà thường dùng nước máy, nước sông, hoặc nước giếng sạch sẽ.
Khi sắc trà, ta nên đổ lượng nước vừa đủ vào nồi cho ngấm trà, sau đó thêm nước sao cho ngập mặt thuốc hoặc cao hơn một chút. Thời gian sắc trà nước đầu khác với nước thứ, cần chú ý mà thêm bớt nước cho phù hợp.
trà thảo dược
Lửa dùng sắc trà chi thành lửa lớn và lửa nhỏ, thường thì sắc với lửa lớn trước rồi chuyển sang lửa nhỏ. Lửa lớn dùng để nấu sôi nước trà, còn lửa nhỏ thì dùng để giữ cho nước trà nóng đều. Chú ý, khi sắc thực phẩm tư bổ thì nên dùng lửa nhỏ.
Thông thường nên uống trà thảo dược trước bữa ăn để cho các thành phần hữu hiệu được hấp thu nhanh và đầy đủ; còn với loại trà thảo dược gây kích thích đường ruột và dạ dày thì nên uống sau khi ăn; loại trà thảo dược dùng chữa chứng mất ngủ thì nên uống trước khi ngủ khoảng 1 giờ.
Cũng có thể uống trà theo một khoảng thời gian nhất định, có khi 4 giờ uống một lần, hoặc 24 giờ uống một lần. Uống hết lượng trà nhất định trong một lần gọi là “đốn phục” (uống ngay); trường hợp chia lượng trà nhất định thành nhiều lần uống gọi là “tần phục” (chia ra uống nhiều lần); dùng nước chín pha với loại bột trà thảo dược khó tan gọi là “xung phục”; một số loại thuốc chứa naphtha, dễ ra vị, khi uống có thể pha với nửa cốc nước, đậy kín để tránh bốc hơi, cách uống này gọi là “bào phục”. Khi áp dụng vào thực tế, bạn có thể tư vấn thầy thuốc, bác sĩ trước để có được cách uống tốt nhất.

Cách bảo quản trà thảo dược

Trà thảo dược đã chế biến nếu không được bảo quản đúng cách thì sẽ mất đi hiệu quả của thuốc, hoặc không thể dùng được nữa. Muốn bảo quản tốt, trước tiên phải biết rằng lá trà có tính hút ẩm, tính trần hoá và tính hấp thu dị vị rất mạnh. Chỉ khi nắm bắt được những đặc tính này thì mới có thể bảo quản tốt trà thảo dược.
trà giảm cân
Trà thảo dược cần được bảo quản ở nơi khô thoáng để tránh tình trạng hút nước và nổi mốc, nhưng không nên cất giữ quá lâu, bằng không nó sẽ bị mất dần mùi hương, diệp lục tố và tannin bị oxy hoá, khiến trà mất thơm và nước trà hoá đục. Trường hợp bảo quản trong thời gian tương đối dài thì nên chú ý gói kỹ, tránh nơi có ánh nắng. Hơn nữa còn phải tránh để gần những thứ có mùi vị lạ, đặc biệt là xà phòng, dầu hoả, rượu, hạt tiêu … Tốt nhất, nên đựng trà trong các lọ bằng sành sứ, chứ không nên dùng các hộp sắt và gỗ.

Originally posted 2015-10-31 20:22:41.

Viết một bình luận