Đột quỵ xảy ra khi máu bơm lên não bị ngưng đột ngột vì cục máu đông trong động mạch hay mạch máu bị vỡ gây ra xuất huyết trong não. Não không nhận được oxy, tế bào não bắt đầu chết dần.
Khi phát hiện nạn nhân có dấu hiệu đột quỵ, cần đưa ngay đến bệnh viện.
Một số dấu hiện nhận diện đột quỵ (stroke)
Các hiệu hiệu và triệu chứng:
Nhức đầu, yếu hoặc tê vùng mặt, tê yếu tay, chân, chóng mặt, mờ mắt; khó nói chuyện; khó hiểu người khác nói; khó nuốt; mất thăng bằng; ngã quỵ, bất tỉnh, ngưng thở, ngưng tim …
Dấu hiệu nhận diện đột quỵ FAST:
- Face: Nạn nhân có bị méo mặt/miệng?
- Arms: Nạn nhân có thể nhấc 2 tay ngang vai và giữ trong 10 giây?
- Speech: Nạn nhân có khó nói chuyện, nói ú ớ, nói không thành lời?
- Time: Nếu có, ngay lập tức gọi 115, đưa nạn nhân đi cấp cứu
Nếu có một trong những dấu hiệu trên, cần đưa người bệnh đến bệnh viện gấp!
Các thao tác xử lý:
- Gọi xe cấp cứu 115
- Nếu nạn nhân còn tỉnh, cho nạn nhân ở tư thế ngồi hoặc tư thế nào thoải mái nhất với họ
- Nếu nạn nhân bất tỉnh, còn thở, đặt nằm nghiêng 1 bên
- Nếu nạn nhân bất tỉnh, không còn thở, lập tử CPR ép tim và thổi ngạt.
Vậy 6 đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao là ai?
1. Tiền sử gia đình có người thân bị đột quỵ
Nếu gia đình bạn có người thân từng bị đột quỵ, thì bạn có thể tăng nguy cơ đột quy do nếp sống, thói quen, hoặc do có yếu tố di truyền. Hãy báo với bác sĩ về những tiền sử của gia đình bạn, để có những lời khuyên tốt nhất cho bạn.
2. Người bị đái tháo đường
Đái tháo đường là một bệnh mạn tính, không lây, thường diễn tiến âm thầm và dễ dẫn đến các biến chứng về tim mạch, tổn thương thần kinh, mắt, thận…So với người bình thường thì người bị đái tháo đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn từ 2 đến 4 lần so với người bình thường.
3. Người bị cao huyết áp
Huyết áp cao có thể gây ra bệnh về mạch máu tiến triển chậm trong cơ thể, bao gồm cả bệnh tim và não. Bệnh về mạch máu có thể làm hình thành huyết khối hoặc nguy cơ huyết khối trong khắp cơ thể. Điều này có thể dẫn đến sự phát triển của những mạch máu khiếm khuyết, mang hình dạng bất thường. Có thể bị vỡ nếu nó bị tác động bởi một sự thay đổi huyết áp lớn.
4. Người có cholesterol cao
Cholesterol cao có thể hủy hoại các lớp áo trong của mạch máu khắp cơ thể, bao gồm cả tim và não. Cholesterol có xu hướng hình thành và gây ra xơ cứng các mạch máu, làm tăng nguy cơ máu bị đóng cục trong mạch máu, cản trở việc cung cấp máu lên não.
5. Người có bệnh lý về tim mạch
Những người bị một số bệnh lý về tim mạch như rung nhĩ, nhồi máu cơ tim, suy tim… thường có nguy cơ đột quỵ rất cao
6. Người đang hút thuốc lá.
Người thường xuyên hút thuốc lá sẽ bị gây viêm trong mạch máu, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, tăng nguy cơ đột quỵ.
Theo nghiên cứu những người hút thuốc là ít hơn 11 điếu/ngày có khả năng bị đột quỵ cao hơn 46% so với những người không hút. Người hút 2 gói thuốc/ngày có khả năng bị đột quỵ cao gấp 5 lần.
Do vậy bỏ thuốc lá là lựa chọn tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ
Bạn nào muốn nghiên cứu chuyên sâu về Tai biến mạch máu não có thể đọc thêm tại liệu tại ĐÂY.
Originally posted 2019-10-17 14:09:15.