định vị tư thế nạn nhân

Định vị tư thế nạn nhân còn tỉnh

Hướng dẫn định vị tư thế nạn nhân đúng cách: Một người bị bệnh hoặc bị thương mà không có triệu chứng hay nguy cơ dẫn đến tình trạng mất kiểm soát đường thở hoặc bất tỉnh thì thông thường họ có thể tự điều chỉnh cơ thể ở tư thế ít đau đớn và tốt nhất cho họ.

Học sơ cấp cứu miễn phí tại ĐÂY

Khi nạn nhân còn tỉnh, nếu ta ép họ nằm xuống có thể gây đau đớn hoặc làm họ hoảng sợ thêm. Vì vậy, chúng ta chỉ nên đề xuất một tư thế phù hợp nhất với vết thương hoặc căn bệnh của họ theo gợi ý sau:
định vị tư thế nạn nhân
Các vết thương, sự đau đớn hoặc bệnh lý nằm từ phía xương sườn trở lên, liên quan đến tim và thở khó khăn thì tư thế tốt nhất cho nạn nhân là tư thế ngồi.
định vị tư thế nạn nhân
Các vết thương, sự đau đớn hoặc bệnh lý nằm phía dưới xương sườn trở xuống, vùng bụng, cột sống thắt lưng và xương chậu, nạn nhân thường cảm thấy dễ chịu hơn khi nằm ngửa với hai đầu gối gập lại hoặc 2 chân nâng cao.

Lưu ý:

Khi nạn nhân bắt đầu có triệu chứng, nguy cơ dẫn đến tình trạng mất kiểm soát đường thở, không phản ứng, bất tỉnh, thì cần đặt nạn nhân ở tư thế nằm nghiêng 1 bên để mở, duy trì đường thở.
định vị tư thế nạn nhân
Tư thế nằm nghiêng 1 bên giúp nạn nhân tránh bị sặc, nghẹt thở do chất nôn ói hoặc lưỡi rủ mềm chắn ngang đường thở vì ở tư thế nghiêng 1 bên, nạn nhân có thể dễ dàng nôn ói ra ngoài, xuống sàn.

Định vị tư thế nạn nhân đã bất tỉnh

Nếu nạn nhân bất tỉnh nhưng thở bình thường, thì phải luôn lật nạn nhân nằm nghiêng 1 bên để giúp kiểm soát đường thở của họ.

Nếu nạn nhân bất tỉnh mà không được chú ý ngay lập tức, đầu của họ có thể bị gục xuống hoặc lưỡi làm chặn đường thở.

Làm thông thoáng đường thở của nạn nhân là việc sống còn để duy trì hơi thở. Một nạn nhân bất tỉnh đang nằm ngửa hoặc nằm sấp là tư thế nguy hiểm nhất, vì họ dễ bị lưỡi hoặc các chất nôn ra chặn hoặc làm nghẹt thở.

Một số nguyên nhân gây bất tỉnh như bị thương, bị bệnh, bị đột quỵ, bị động kinh, co giật …

Các bước lăn nạn nhân nghiêng 1 bên:

  1. Quỳ xuống bên cạnh nạn nhân, xác định hướng lăn tốt nhất cho nạn nhân.
  2. Kéo cánh tay nạn nhân phía lăn nghiêng mở rộng ngang vai, đặt cánh tay còn lại của nạn nhân gấp chéo khuỷu tay trên ngực, bàn tay để dưới cằm, gập khuỷu gối chân phía tay gấp của nạn nhân.
  3. Dùng 1 tay giữ vai, 1 tay giữ gối của nạn nhân lăn nghiêng về phía đã xác định.
  4. Kéo gối nạn nhân xuống tạo thế chắn khoá vững chắc. Chốt thao tác bằng việc mở đường thở: mở cằm nạn nhân ra, cho miêng – mũi hướng xuống sàn để nạn nhân nếu nôn ói sẽ nôn ói ra sàn, không bị nghet thở.

tư thế nạn nhân
Lưu ý:

Nếu nghi ngờ nạn nhân bị chấn thương cột sống cổ, cần cố định cột sống cổ và chỉ nâng nhẹ hàm nạn nhân để mở đường thờ và chờ xe cứu thương đến.

Nếu nạn nhân có dấu hiệu nôn ói, cần 1 người quỳ phía trên đầu nạn nhân, giữ cố định phần đầu – cổ – vai và cần 2 – 3 người khác phụ đồng bộ lăn nạn nhân nằm nghiêng 1 bên, hạn chế tối đa việc dịch chuyển cột sống cổ của nạn nhân.

Sau bài viết này, bạn đã biết cách định vị tư thế nạn nhân rồi đó!

Originally posted 2019-10-14 21:05:56.

Viết một bình luận