hồi sức tim phổi

Farmvina

Hồi sức tim phổi (CPR) như thế nào?

CPR, hồi sức tim phổi, hồi sức tim phổi CPR, sơ cấp cứu

Hồi sức sự sống cơ bản nhằm tạm giữ sự cung cấp máu có oxy lên não cho đến khi nạn nhân được điều trị y tế chuyên sâu (hồi sức tim phổi cao cấp).

Khi xảy ra tình trạng ngưng tim, tức là tim ngừng bơm máu, áp dụng ngay phương pháp hồi sức tim phổi (CPR) để giúp bơm một lượng máu nhỏ chảy tới tim và não để kéo dài thời gian sống của nạn nhân trong khi chờ trợ giúp y tế chuyên sâu hoặc khi nạn nhân có dấu hiệu phản ứng, phục hồi.

Nếu không thực hiện kỹ thuật hồi sức sự sống cơ bản kịp thời và đúng cách thì biện pháp hồi sức tim phổi cao cấp sẽ vô ích.

Trình tự sơ cấp cứu nạn nhân ngưng thở, ngưng tim: DR.CAB

DR.CAB là 5 chữ viết tắt cho các khái niệm:

  • Danger (Nguy hiểm): Kiểm tra các mối nguy hiểm xung quanh, đảm bảo an toàn cho bạn và người xung quanh.
  • Response (Phản ứng): Kiểm tra các phản ứng của nạn nhân bằng cách gọi, lay, cấu, véo, làm đau xem họ có phản ứng gì không.
  • Compression (Ép tim): Nếu nạn nhân không có phản ứng (bất tỉnh), lập tức thực hiện thao tác ép tim với 30 lần ép lên ngực (nhịp độ 2 lực ép/giây), tiếp theo 2 lần thổi ngạt và tiếp tục nhịp 30 – 2.
  • Airway (Đường thở): Mở đường thở cho nạn nhân bằng cách dùng 1 tay giữ trán, 1 tay giữ cằm đẩy mở rộng cổ lên trên.
  • Breathing (Thổi ngạt): Thổi ngạt (hô hấp nhân tạo) cho nạn nhân để thổi oxy vào phổi nạn nhân. Có thể thổi vào miệng hoặc mũi nạn nhân, thổi 2 hơi vừa đủ để lồng ngực nhô lên, 2 hơi thổi không kéo dài quá 2 giây. Sau đó, tiếp tục 30 lần ép tim và theo chu trình 30 – 2.

AED (Máy sốc tim): Nếu có máy sốc tim, mở máy làm theo hướng dẫn và theo dõi tiến triển trong khi chờ xe cấp cứu.
hồi sức tim phổi

Lưu ý:

Nếu người thực hiện sơ cấp cứu không chắc chắn hay không muốn thực hiện việc thổi ngạt thì chỉ cần thực hiện thao tác ép tim ngoài lồng ngực cho nạn nhân.

Trình tự sơ cấp cứu nạn nhân ngưng thở, ngưng tim

Hướng dẫn tham tác quy trình DR.CAB:

  • Kiểm tra mối nguy hiểm (D): Đảm bảm ao toàn cho chính bạn và người xung quanh bằng cách kiểm tra các mối nguy hiểm tiềm tàng nào không (nguồn điện, giao thông, sức nóng …). Nếu có thể, loại bỏ nguy hiểm đó hoặc di dời nạn nhân đến địa điểm an toàn hơn.
  • Kiểm tra các phản ứng (R): Kiểm tra các phản ứng của nạn nhân bằng cách cấu véo, lay, làm đau nạn nhân và hỏi lớn “Anh/chị có nghe tôi không?”, “Anh/chị bị sao vậy?” …
  • Gọi cấp cứu 115 & gọi trợ giúp: Nếu nạn nhân không có phản ứng, gọi xe cấp cứu 115 và gọi người trợ giúp.
  • Ép tim hồi sức tim phổi (CPR): Quỳ gối bên nạn nhân đang nằm ngửa, đặt phần lòng một bàn tay vào chính giữa ngực nạn nhân (ngay phía dưới đoạn xương nối giữa 2 lồng ngực) với các ngón tay song song với xương sườn. Đặt bàn tay còn lại lên trên tay kia và dùng phần thân trên tạo lực ép thẳng xuống qua 2 bàn tay, tạo lực ấn sâu khoảng 1/3 chiều dày lồng ngực nạn nhân với nhịp độ 100 – 120 lực ép/phút.
  • Mở đường thở (A): Đẩy đầu nạn nhân ngửa ra phía sau 1 chút bằng cách lấy 1 tay giữ trán họ, tay còn lại nâng cằm họ lên. Sau đó, kiểm tra xem hơi thở của họ có bình thường hay không. Nếu nạn nhân thở được bình thường thì thực hiện sơ cấp cứu cho các vết thương khác nếu có theo thứ tự ưu tiên.
  • Thổi ngạt (hô hấp nhân tạo) (B): Thổi ngạt cho nạn nhân để thổi oxy vào phổi họ. Có thể thổi vào miệng hoặc mũi nạn nhân, thổi 2 hơi vừa đủ để lồng ngực nhô lên. Tổng 2 hơi thổi không kéo dài quá 2 giây. Sau đó, tiếp tục 30 lần ép tim và theo chu trình 30 – 2 liên tục cho nạn nhân.
  • Sử dụng máy sốc tim ngoài tự động (AED): Nếu có máy sốc tim ngoài tự động (AED), nhanh chóng mở máy, dán các miếng cực điện vào ngực nạn nhân và làm theo hướng dẫn của máy AED trong khi chờ cấp cứu.

Thao tác hồi sức tim phổi (CPR)

Hồi sức tim phổi (Cardio-pulmonary Resuscitation – CPR) là một kỹ thuật kết hợp giữa việc ép tim ngoài lồng ngực và thổi ngạt để duy trì tưới máu lên não cho nạn nhân, cho đến khi chức năng tim phổi của họ phục hồi; hoặc để kéo dài thời gian sống não của nạn nhân, giảm việc chết não, bảo tồn sự sống của họ trong khi chờ can thiệp y tế chuyên sâu.

Khi nào cần áp dụng thao tác CPR?

Ngay khi nạn nhân không thở một cách bình thường hoặc không còn thở.

Lưu ý: Luôn làm theo đúng trình tự sơ cấp cứu nạn nhân DR.CAB/DRS.ABCD. Ngay khi thấy nạn nhân không còn thở, thở bất thường thì lập tức ép tim và thổi ngạt.

Vị trí ép tim: Ngay giữa ngực (nửa dưới xương ức)
Lực ép tim:

  • Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi: ép tim bằng 2 – 3 ngón tay
  • Nạn nhân từ 1 – 5 tuổi: ép tim bằng 1 bàn tay
  • Nạn nhân từ 8 tuổi trở lên: ép tim bằng 2 bàn tay chồng lên nhau. Lực ép tim theo phương thẳng đứng, ép sâu xuống 1/3 bề dày lồng ngực nạn nhân, trung bình với người lớn độ lún sâu là 4 – 5 cm.

hồi sức tim phổi
Làm CPR cho đến khi nào?

Cần làm CPR cho nạn nhân cho đến khi có sự can thiệp y tế chuyên sâu hoặc khi nạn nhân thở lại được.

Nếu có máy sốc tim ARD thì làm theo hướng dẫn của máy trong khi vẫn thực hiện CPR cho nạn nhân.

Lưu ý: Bạn thường sẽ rất mệt sau 2 – 5 phút làm CPR, vì vậy cần gọi người giúp sức để luôn đảm bảo CPR được duy trì liên tục cho nạn nhân.

Cách thực hiện thao tác hồi sức tim phổi (CPR):

https://www.youtube.com/watch?v=DYO2qWVfRM8

  1. Để nạn nhân nằm trên mặt phẳng cứng, khô ráo, chắc và cân bằng (sàn nhà). Nới lỏng áo dày, chật và trang sức to bản trên ngực (nếu có).
  2. Quỳ hai chân sát bên hông, để hai bàn tay lồng hoặc đặt chồng lên nhau, gan bàn tay để vào vị trí ngay giữa ngực (ngay giữa hai núm vú), cánh tay thẳng, đùi quỳ thẳng, dùng lực của vùng lưng – bụng, tạo lực éo đè lên giữa ngực nạn nhân với nhịp độ ép 100 – 120 lần/phút. Lực ép đi theo phương thẳng đứng xuống sâu 1/3 bề dày lồng ngực nạn nhân.
  3. Sau 30 lần ép tim, đẩy nhẹ cổ nạn nhân ngửa ra sau để mở miệng/mũi họ ra, thực hiện thổi 2 hơi vào miệng hoặc mũi, quan sát thấy lồng ngực nạn nhân phồng nhẹ vì có khí thổi vào là đúng cách.
  4. Duy trì liên tục thao tác CPR với chu trình 30 lần ép tim, theo sau 2 hơi thổi ngạt cho nạn nhân cho đến khi nạn nhân tỉnh lại hoặc vào phòng cấp cứu.

Originally posted 2019-10-15 06:47:46.

Viết một bình luận