Mỗi khi bạn ăn hoa quả, bạn có tự hỏi, thực tế mình đang ăn gì không?
Nguồn: JAMES COLQUHOUN, foodmatters.tv – Đây là bài viết từ trang Farmvina (do Nguyệt Tú lược dịch)
Tiêu thụ hoa quả = tiêu thụ fructose.
Mà fructose là gì? Là ĐƯỜNG
Ở nơi mà thế giới đang dần lên án việc tiêu thụ đường (vì lý do tốt) làm tôi lo ngại rằng tất cả các loại đường đang được đối xử bình đẳng như nhau, mà đáng lẽ không nên như vậy.
ĐƯỜNG TINH CHẾ
Nếu nói đến thực phẩm và đồ uống đã qua chế biến, đường có mặt ở KHẮP MỌI NƠI. Trên thực tế, người dân Mỹ tiêu thụ một lượng đáng kinh hoàng 156 pounds (71kg) đường mỗi năm theo đầu người, dựa theo Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA). Đó là một con số rất lớn!
Có mặt ở dạng tinh chế trong hầu hết các loại thực phẩm nhân tạo, bao gồm ngũ cốc, nước sốt, nước hoa quả, sữa chua, bánh mỳ, đồ tráng miệng, bánh dinh dưỡng và rượu (chưa kể còn nhiều loại snack của trẻ nhỏ), đường tinh chế rất độc hại. Nó là lý do gây ra một loạt các rối loạn như bệnh béo phì, bệnh tim, bệnh mất trí và được cho là cả ung thư.
Chúng ta cần tránh loại đường này bằng mọi giá.
ĐƯỜNG TỪ THIÊN NHIÊN
Tuy nhiên, nếu nói đến đường tự nhiên mà Mẹ Thiên Nhiên đã tạo ra cho chúng ta – có chứa trong hoa quả và thậm chí cả một số loại rau – thì lại là chuyện khác.
Mặc dù chúng ta vẫn cần phải cẩn trọng về số lượng mà chúng ta tiêu thụ (không tốt nếu ăn 6 quả cam mỗi bữa), những loại đường này không qua chế biến và đã được chứng minh khả năng bổ sung vitamin, chất khoáng và hóa chất từ thực vật (phytochemical, các hợp chất giúp cơ thể tránh khỏi các bệnh mãn tính) và chất xơ mà trái cây cung cấp cho cơ thể.
NHƯ VẬY, BAO NHIÊU ĐƯỜNG LÀ ĐỦ?
Ý tôi ở đây không phải ăn hoa quả suốt ngày là tốt.
Điều tôi muốn nói đó là một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm các loại thực phẩm tươi sạch bao gồm rau quả vẫn là thứ tốt nhất cho sức khỏe của bạn.
Miễn là bạn nhận thức được các loại thực phẩm nào chứa lượng đường tự nhiên cao, bạn vẫn có thể điều chỉnh và ăn uống một cách có chừng mực.
Thậm chí một số lựa chọn về hoa quả sẽ có lượng fructose ít hơn các loại khác, ví dụ như berry, bưởi, bơ và chanh. Mặt khác, chuối, sung, cam, nho, vải, dứa và xoài chứa nhiều fructose hơn.
Thêm nữa, hoa quả sấy khô do đã mất nước nên cần hạn chế (lượng đường trở nên đặc hơn); còn nước hoa quả đóng gói có rất nhiều chất làm ngọt nền cần tiêu thụ một cách rất thận trọng hoặc hoàn toàn tránh xa.
KẾT LUẬN
- Ăn rau quả theo mùa, vì chúng sẽ cân bằng hài hòa năng lượng và chất dinh dưỡng phù hợp với thời gian của năm để nuôi dưỡng cơ thể.
- Hạn chế chỉ ăn 2-3 suất trái cây mỗi ngày. Tất nhiên, nếu chúng ta thèm đồ ngọt, ăn thêm một miếng hoa quả vẫn tốt hơn ăn kẹo.
- Ăn thêm chất béo và chất đạm tự nhiên và có lợi cho sức khỏe (ví dụ các loại hạt, pho mát) khi ăn hoa quả để thỏa mãn sự thèm ăn, tạo ra một bữa snack cân bằng.
- Tuyệt đối không ăn thực phẩm có chứa chất ngọt nhân tạo – rất có hại cho sức khỏe, tương đương với (hoặc hơn) đường tinh chế.
- Cẩn thận với các nhãn ghi “giảm béo” (low fat), vì loại thực phẩm này thường có nghĩa lượng đường sẽ cao hơn bình thường (để bù cho hương vị bị thiếu).
- Tuyệt đối không uống nước tăng lực, soda hay nước có vị hoa quả.
- Nếu cần làm ngọt đồ ăn, bạn có thể cho một ít mật ong hoặc xi-rô maple hữu cơ (organic maple syrup).
- Hạn chế uống nước hoa quả (có thể chứa tới 10-12 thìa cà phê đường, tương đương với lượng đường có trong một lon soda).
- Tránh các loại thực phẩm đóng gói sẵn và đồ ăn nhanh. Ăn thực phẩm tươi sống tự nhiên, ăn nhiều các loại rau.
Nên nhớ, loài người đã ăn trái cây từ hàng triệu năm trước. Cơ thể con người có thể thích nghi được tốt với một lượng nhỏ fructose tìm thấy trong tự nhiên, khi ăn ở mức độ vừa phải.
Nguyệt Tú
Originally posted 2018-01-11 14:56:37.