Đây là bài viết trong chuỗi bài viết trà giảm cân từ thảo dược được chọn lọc giới thiệu đến bạn bởi Giảm Cân Khoẻ. Các bài viết đều sẽ giới thiệu về các loại nguyên liệu, cách thực hiện và sử dụng, công dụng cũng như các chú giải cần thiết khác.
Trà gừng nhân trần
Nguyên liệu:
- 20g nhân trần
- 20g sơn tra
- 3 lát gừng tươi
Cách thực hiện và sử dụng:
Để pha trà gừng nhân trần, bạn thêm 600ml nước vào các vị thuốc trên rồi sắc lấy nước cốt uống thay trà. Mỗi ngày 2 lần.
Công dụng:
Phương trà này dùng cho người tăng lipid huyết.
Chú giải:
Gừng tươi
- Tên khác: Sinh khương, quân khương
- Thành phần hoá học: Chứa naphtha, thành phần chủ yếu trong đó gồm zingiberol, zinggiberen … Ngoài ra, nó còn chứa thành phần vị cay như gingerol, tinh bộ và chất resin.
- Tính vị quy kinh: Vị cay, tính hơi ôn. Quy tỳ kinh, vị kinh và phế kinh.
- Công hiệu chủ trị: Giải độc, tán hàn, chữa nôn, hoá đờm*. Vị thuốc này chủ trị phong hàn cảm mạo, nôn mửa, ho đờm.
*Đờm ở đây là nhân tố gây bệnh hoặc vật sản sinh bởi bệnh lý của một số bệnh nào đó.
- Chỉ vật sản sinh mang tính bệnh lý tiết ra từ đường hô hấp
- Chỉ bệnh chứng và nguyên nhân bệnh. Dù là vì bệnh sinh đờm, hay vì đờm gây bệnh, đều liên quan đến phổi và tỳ, nên mới có cách nói “tỳ là nguyên nhân sinh đờm, phổi là cơ quan trữ đờm”.
Nhân trần
- Tên khác: Nhân trần hao, miên nhân trần, nhung hao
- Thành phần hoá học: Chứa acid oxalic, cholin, capillartemisin, methyl heptanon …
- Tính vị quy kinh: Vị đắng, tính hơi hàn. Quy tỳ kinh, vị kinh, can kinh và đảm kinh.
- Công hiệu chủ trị: Thanh nhiệt, chữa vàng da. Vị thuốc này dùng chữa vàng da, tiểu ít, nhọt ngứa, viêm gan dạng vàng da truyền nhiễm. Đặc biệt, nó thích hợp dùng cho người thấp nhiệt vàng da, có các triệu chứng như tiểu í, bụng trướng, chân sưng … có tác dụng lợi đảm và lợi tiểu.
Sơn tra
- Tên khác: Hồng quả, đông sơn tra, đại sơn tra, bắc sơn tra.
- Thành phần hoá học: Thành phần hữu hiệu chủ yếu gồm acid hữu cơ và hợp chất flavonoid, gồm catechin, quercetin, vitexin, hyperosid, acid chlorogenic, acid crataegolic, acid citric.
- Tính vị quy kinh: Vị chua và ngọt, tính ôn. Quy tỳ kinh, vị kinh và can kinh.
- Công hiệu chủ trị: Tiêu thực kiện vị, hành khí tán ứ. Vị thuốc thích hợp dùng cho người ăn khó tiêu, xoang dạ dày trướng đầy, tả lỵ đau bụng, máu bầm vô kinh, tâm phúc đau nhói, bệnh sa nang đau đớn, chứng tăng mỡ máu.
Originally posted 2015-11-09 06:48:24.