Cách pha trà bì căn

bởi Farmvina
trà bì căn

Đây là bài viết trong chuỗi bài viết trà giảm cân từ thảo dược được chọn lọc giới thiệu đến bạn bởi Giảm Cân Khoẻ. Các bài viết đều sẽ giới thiệu về các loại nguyên liệu, cách thực hiện và sử dụng, công dụng cũng như các chú giải cần thiết khác.

Trà bì căn

Nguyên liệu:

  • 30g vỏ dưa hấu
  • 30g lư căn

Cách thực hiện và sử dụng:
Để pha trà bì căn, bạn thêm 1000ml nước vào hai vị thuốc trên rồi sắc, sau đó lấy nước cốt uống thay trà. Mỗi ngày 2 lần.
Công dụng:
Thanh nhiệt trừ phiền, hoá thấp trừ đờm*. Phương trà này thích hợp dùng cho người mắc chứng tăng lipid huyết.
*Đờm ở đây là nhân tố gây bệnh hoặc vật sản sinh bởi bệnh lý của một số bệnh nào đó.

  1. Chỉ vật sản sinh mang tính bệnh lý tiết ra từ đường hô hấp
  2. Chỉ bệnh chứng và nguyên nhân bệnh. Dù là vì bệnh sinh đờm, hay vì đờm gây bệnh, đều liên quan đến phổi và tỳ, nên mới có cách nói “tỳ là nguyên nhân sinh đờm, phổi là cơ quan trữ đờm”. 

Chú giải:

Dưa hấu

giảm cân nhanh

Vỏ dưa hấu trong trà bì căn

  • Tên khác: Hàn qua.
  • Thành phần hoá học: Chứa nhiều acid amin như acid asparaginic, threonin … Ngoài ra, nó còn chứa các nguyên tố vi lượng như kali, natri, calci, manges, sắt, kẽm, phospho, mangan … cùng với tổng carbohydrat, acid titratable, protein ….
  • Tình vị quy kinh: Vị đắng, tính hàn. Quy phế kinh, vị kinh và tâm kinh.
  • Công hiệu chủ trị: Thanh nhiệt, trừ phiền chữa khát, thông tiện lợi tiểu. Vỏ dưa hấu nổi tiếng dưỡng vị sinh tân, vì vậy người thử thương vị âm thường dùng nó.

Lư căn

  • Tên khác: Lư vĩ căn
  • Thành phần hoá học: Thân rễ chứa protein, carbohydrat, asparagin … Ngoài ra nó còn chứa amyrin, campesterol …
  • Tính vị quy kinh: Vị ngọt, tính hàn. Quy phế kinh, vị kinh và thận kinh.
  • Công hiệu chủ trị: Thanh nhiệt, sinh tân, chữa nôn. Vị thuốc này thích hợp dùng chữa trị vị nhiệt phiền khát, cảm mạo, nôn mửa, chóng mặt, bệnh sởi, sốt, phế ung, lưỡi nóng, ít nước bọt, nước tiểu ngắn đỏ.

You may also like

Để lại bình luận