Nứt gót chân: Nguyên nhân và cách chữa

bởi Farmvina
nứt gót

Nứt gót chân tưởng chừng như một căn bệnh đơn giản về da nhưng thực sự gây rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Mình đã từng rất tự ti khi vùng gót chân cứ chằng chịt các vết nứt dù bản thân chẳng hề phải lao động nặng nhọc gì. Hãy cùng mình tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân gây nên bệnh này và áp dụng một số cách chữa trị giúp mình thoát khỏi các vết nứt khó chịu này nha!

ĐÂU LÀ NGUYÊN NHÂN THỰC SỰ KHIẾN BẠN BỊ NỨT GÓT CHÂN?

Đây là một căn bệnh ngoài da rất phổ biến, không chỉ tuổi trung niên mà người trẻ tuổi vẫn bị nứt gót chân đấy. Tiêu biểu là mình đây. Bạn nào da khô thì tình trạng sẽ tồi tệ hơn. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là vùng da ở gót chân bị nứt ra, bong tróc, cảm giác ngứa và thậm chí chảy máu.

Tác hại đầu tiên của chứng bệnh này chính là tính thẩm mỹ. Cảm giác dường như mình ở bẩn dù lúc nào cũng vệ sinh sạch sẽ. Tất cả vì cái gót chân chằng chịt các vết nứt tự dưng ở đâu xuất hiện. Sau nữa là tình trạng đau đớn nếu các vết nứt nặng, mang giày thể thao hay cao gót sẽ đau cực kỳ luôn. Nhưng tất cả cũng chẳng là gì so với việc vùng da đó rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Nếu chẳng may không điều trị kịp thì sẽ dẫn đến hoại tử cả bàn chân. Điều này đã được các bác sĩ khuyến cáo rất rõ ràng rồi nè!

Vậy vì sao mà tình trạng nứt gót chân lại xảy ra với chúng ta?

Nếu nói đến nguyên nhân khiến vùng da này bị nứt thì có hàng tá. Mình sẽ tóm gọn lại những nhóm nguyên nhân cơ bản sau:

DA BỊ MẤT ĐỘ ẨM 

Nếu da bạn vốn dĩ đã bị khô thường xuyên thì rất dễ bị nứt gót chân. Ngoài ra, tình trạng da bị mất ẩm cũng xuất phát từ các tác nhân bên ngoài như dùng chất tẩy rửa mạnh, hay rửa chân, ngâm chân trong nước nóng lâu. Thậm chí nếu bạn dùng máy sấy để sấy khô chân quá thường xuyên thì cũng khiến gót chân bị nứt.

nứt gót

Da bị mất đi độ ẩm còn do bạn để cơ thể bị thiếu nước đấy nhé! Khi cơ thể không có đủ nước, gặp nhiệt độ thấp sẽ khiến vùng da ở gót cứng hơn. Trải qua một thời gian dài như vậy, các vết nứt sớm muộn gì cũng xuất hiện.

GÓT CHÂN CHỊU NHIỀU ÁP LỰC 

Nếu bạn đứng quá lâu trên sàn cứng, bộ phận này sẽ phải “gồng” toàn bộ trọng lượng cơ thể. Điều này cũng sẽ xảy đến tương tự với phụ nữ mang thai hoặc người béo phì. Khi áp lực lên bàn chân quá nặng, da ở khu vực này sẽ không còn linh hoạt, mất đi độ dẻo dai và khiến các vết nứt xuất hiện.

Ngoài ra, việc đi lại nhiều mà không mang dép cũng khiến vùng da này bị chùng xuống, cọ sát nhiều dưới nền da sẽ khiến da bị mài mòn và dễ tổn thương khi gặp các điều kiện khác tác động.

NỨT GÓT CHÂN DO BỆNH LÝ 

Trong y khoa, tình trạng nứt gót chân cũng là biểu hiện của các bệnh lý như vảy nến, suy giáp, viêm da dị ứng, tiểu đường…Nếu bạn đang mắc các bệnh này thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn.

DA CHÂN KHÔNG ĐƯỢC GIỮ SẠCH SẼ 

Bấy lâu nay chúng ta chỉ bận chăm chút cho da mặt hay body mà quên mất vùng da này phải thường xuyên tiếp xúc với bụi, chất bẩn, các loại vi khuẩn gây hại. Rửa chân bằng nước hay xà phòng sẽ không đủ sạch, bạn cần kết hợp các phương pháp làm sạch khác để ngăn chặn sự tổn thương trên da, từ đó hạn chế được tình trạng nứt gót chân.

nứt gót chân

Nhìn qua 4 nguyên nhân trên, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy, phần lớn là do tác động từ bên ngoài. Tức là do thói quen sinh hoạt, đi lại, vệ sinh của chúng ta mà thôi. Vì vậy, các phương pháp điều trị chứng nứt gót chân cũng đơn giản. Bí quyết của mình là phải tìm đúng cách và kiên trì. Vùng da gót chân mềm mại sẽ trở lại ngay thôi!

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỮA TRỊ NỨT GÓT CHÂN NHANH NHẤT? 

Trong phần này mình sẽ hướng dẫn bạn các cách cơ bản nhất để chữa trị nứt gót chân dễ dàng ngay tại nhà. Điều mình cho là quan trọng nhất chính là giữ ẩm và sạch cho đôi chân, vì vậy, sẽ có thêm một vài công thức dưỡng da vùng gót chân trong nội dung cuối cùng của bài viết. Hi vọng bạn sẽ thành công với những gì mình chia sẻ!

5 VIỆC BẠN CẦN LÀM KHI BỊ NỨT GÓT CHÂN 

Bước 1: Giữ gìn vùng da gót chân thật sạch 

Khi gót chân xuất hiện các vết nứt, dù ở mức độ nhẹ hay nặng bạn cũng cần phải chú ý cho mình nguyên tắc đầu tiên này. Hàng ngày, hãy để tâm đến vùng da này, nếu nó bị bẩn, hãy áp dụng các phương pháp làm sạch để ngăn chặn tình trạng da bị tổn thương nhiều hơn khiến các vết nứt lan rộng.

Cần nhớ, không nên dùng xà phòng hay chất tẩy rửa mạnh nhé! Lời khuyên mình dành cho bạn là hãy rửa chân bằng nước chè. Đơn giản hơn thì dùng nước muối loãng ấm. Vừa sạch mà vừa khử trùng rất tốt.

Bước 2: Dùng thuốc điều trị 

Việt dùng thuốc sẽ rất hiệu quả, vì vậy, bạn nên tìm hiểu các sản phẩm đặc trị nứt gót chân. Có rất nhiều sản phẩm trên thị trường nhưng hãy ưu tiên các loại được sản xuất bởi các thương hiệu uy tín. Nếu vết nứt của bạn chỉ mới hình thành, bạn có thể dùng sản phẩm có thành phần thảo dược. Nếu vùng da gót chân đã bị tổn thương trầm trọng, hãy dùng thuốc đặc trị mạnh hơn. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để chọn sản phẩm phù hợp nhất cho mình.

Hoặc bạn có thể lựa chọn kem trị nứt gót chân đã được mình review chi tiết tại đây

Lưu ý nhỏ nè! Dù bạn dùng kem trị nứt gót chân nào, cần biết, sản phẩm tốt phải cho thấy hiệu quả rõ rệt sau vài ngày sử dụng nhé! Khi thấy các vết nứt giảm đi, đừng ngưng sử dụng, hãy tiếp tục thoa kem hàng ngày để da được phục hồi hẳn. Thêm nữa, tuyệt đối không sử dụng những sản phẩm mà bạn không rõ nguồn gốc và thành phần của nó.

Bước 3: Dưỡng ẩm và chăm sóc kết hợp 

Ngoài việc dùng thuốc hoặc kem đặc trị, bạn cũng có thể tăng cường “sức khoẻ” cho vùng da gót chân bằng cách sử dụng các nguyên liệu từ tự nhiên. Cứ tưởng tượng hàng tuần bạn dùng mặt nạ cho da mặt thế nào thì da chân cũng vậy nè!

nứt gót chân

Có rất nhiều công thức mình dành tặng bạn trong phần cuối bài viết. Da sẽ được dưỡng ẩm và cấp thêm nhiều dưỡng chất để quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.

Bước 4: Đừng quên bảo vệ vùng da gót chân 

Bước này được áp dụng trong thời gian bạn điều trị và cả sau đó, khi da đã hết tình trạng nứt nhé!

Nếu bạn thường xuyên lao động, hãy dùng ủng hoặc giày, dép bảo vệ để tránh bụi bẩn dây vào các vết nứt. Khi mang giày dép để ra ngoài, hãy lựa chọn những loại mềm mại, che chắn được vùng da này. Giày quá chật sẽ khiến tình trạng của bạn thêm tồi tệ. Lưu ý trong thời gian điều trị bạn hạn chế việc đi lại quá thường xuyên hay đứng quá lâu.

Bước 5: Áp dụng các phương pháp đề phòng nứt gót chân quay trở lại 

Có thể vùng da gót chân đã được phục hồi nhưng cũng đừng vì thế mà chủ quan. Bạn cũng đã hiểu rõ nguyên nhân gây nên tình trạng này rồi, điều cuối cùng cần làm là thực hiện các phương pháp hạn chế chứng bệnh này có thể xuất hiện trở lại.

Hãy thực hiện các lời khuyên của mình:

  • Mỗi ngày, hãy duy trì việc uống nước đủ cho cơ thể. Nước rất quan trọng, không chỉ đối với da thôi nhé!

Vì vậy, đừng quên điều này.

  • Bổ sung thêm các thực phẩm có chứa nhiều kẽm, omega – 3 vào các khẩu phần ăn hàng ngày. Phổ biến là các loại cá thu, cá trích, cá cơm, cá mòi, cá hồi, tôm, thịt bò, đậu nành, lòng đỏ trứng, hạt có dầu…
  • Nếu có thể, mỗi ngày, hãy ngâm chân trong nước ấm khoảng 15 phút. Vừa để thư giãn, vừa tạo độ ẩm cho da chân.
  • Khi rửa chân, lưu ý không chà chân ký, không dùng máy sấy để làm khô da chân.

Nếu bạn áp dụng tất cả các phương pháp mình hướng dẫn trên mà tình trạng nứt gót chân không cải thiện thì có thể liên quan đến vấn đề bệnh lý. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có lời khuyên và phương pháp chữa trị tốt nhất.

HƯỚNG DẪN CÁCH TRỊ NỨT GÓT CHÂN BẰNG NGUYÊN LIỆU TỰ NHIÊN 

TRỊ NỨT GÓT CHÂN BẰNG CHANH 

Chanh từ lâu đã là nguyên liệu có khả năng chống viêm tốt. Loại quả này cũng có nhiều Vitamin C, khử trùng. Bạn có thể dùng mỗi chanh hoặc kết hợp chanh với Aspirin.

Nếu chỉ dùng chanh thì đơn giản, bạn chỉ cắt cắt đôi chanh, sau đó vắt bớt nước và đặt phần vỏ này vào gót chân. Để giữ quả chanh cố định ở gót chân, bạn có thể dùng tất, giữ nguyên như vậy trong vòng 30 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.

Ngoài ra, bạn có thể dùng Aspirin. Aspirin có rất nhiều Axit Acetylsalicylic , chống viêm. Nhờ vậy mà nó có thể thu nhỏ được các vết nứt và hạn chế được tình trạng nhiễm khuẩn.

Chuẩn bị: 

  • Nước cốt chanh: ½ thìa
  • Aspirin: 6 viên
  • Màng bọc thực phẩm

Cách thực hiện như sau: 

  • Nghiền Aspirin thành bột
  • Cho nước cốt chanh vào và trộn thành hỗn hợp nhão
  • Bạn thoa đều lên vùng da gót chân
  • Bọc màng thực phẩm bên ngoài và để nguyên trong vòng 10 phút sau đó rửa chân bằng nước sạch, lau khô.

TRỊ NỨT GÓT CHÂN BẰNG HỖN HỢP CHUỐI, BƠ 

Chuối là loại quả có nhiều Enzim dưỡng ẩm và tẩy da chết rất tốt. Trong khi đó, bơ là loại quả có nhiều dầu, chất béo, phù hợp để dùng cho da khô.

Cách thực hiện: 

  • Bạn xay hoặc nghiền nhuyễn 1 quả chuối, nửa quả bơ để có hỗn hợp đặc.
  • Thoa hỗn hợp lên vùng da bị tổn thương và chờ trong vòng 20 phút.
  • Rửa chân bằng nước ấm sau đó dùng một chiếc khăn mềm, sạch để lau khô chân.

NGÂM CHÂN BẰNG GIẤM TÁO 

Giấm táo sẽ hỗ trợ quá trình điều trị nứt gót chân, các chất có trong giấm táo sẽ diệt trừ vi khuẩn đồng thời giúp da mềm mịn. Đối với vùng da gót chân thì nguyên liệu này còn có khả năng trị được mùi hôi. Bạn có thể áp dụng cách này thường xuyên.

Chuẩn bị: 

  • Một chậu nước ấm
  • Giấm táo

Nước và giấm táo bạn chuẩn bị theo tỉ lệ 4:1 nhé!

Sau đó, ngâm chân trong thời gian từ 15 – 20 phút rồi lau nhẹ bằng khăn sạch là được.

Cách điều trị nứt gót chân vô cùng đơn giản đúng không? Giờ thì bạn có thể thôi lo lắng và áp dụng những gì mình hướng dẫn để lấy lại làn da gót chân mềm mại rồi.

Đừng quên bình luận câu hỏi của bạn để mình giải đáp nếu bạn có thắc mắc gì khác nhé!

Cảm ơn và chúc bạn luôn khoẻ!

You may also like

Để lại bình luận