Các chỉ số cơ thể như chỉ số BMI đánh giá tình tạng cơ thể của một người nào đó có bị béo phí, thừa cân hay quá gầy. Thông qua các chỉ số này giúp xác định tình trạng cơ thể và đưa ra các chương trình hành động phù hợp.
[bmibmr]
- Ưu điểm: BMI xác định được tình tạng cơ thể của một người nào đó có bị béo phí, thừa cân hay quá gầy không. Tính toán được một cách tương đối về mức độ béo phì
- Nhược điểm: BMI không thể tính được lượng chất béo trong cơ thể – yếu tố tiềm ẩn các nguy cơ liên quan đến sức khỏe tương lai.
Tính Chỉ số BMICHỈ SỐ BMI = Cân nặng (kg) / ( Chiều cao(m)* Chiều cao(m)) |
Theo khuyến nghị của tổ chức Y tế thế giới (WHO), trừ người có thai, nếu BMI: – Dưới 18.5 là thiếu cân, thiếu năng lượng trường diễn – Từ 18.5 đến 24.99 là bình thường – Từ 25 đến 29.99 là thừa cân – >= 30 là béo phì |
Bảng đánh giá theo chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới(WHO) và dành riêng cho người châu Á ( IDI&WPRO): | ||
Phân loại | WHO BMI (kg/m2) | IDI & WPRO BMI (kg/m2) |
Cân nặng thấp (gầy) | <18.5 | <18.5 |
Bình thường | 18.5 – 24.9 | 18.5 – 22.9 |
Thừa cân | 25 | 23 |
Tiền béo phì | 25 – 29.9 | 23 – 24.9 |
Béo phì độ I | 30 – 34.9 | 25 – 29.9 |
Béo phì độ II | 35 – 39.9 | 30 |
Béo phì độ III | 40 | 40 |
Vòng eo
WHR = ————–
Vòng mông
Vòng eo: là số đo ngang rốn, tính bằng cm
Vòng mông: là số đo ngang qua điểm phình to nhất ở mông.
Nhiều nghiên cứu cho thấy mối quan hệ khăng khít giữa tỷ số vòng eo trên vòng mông và sưc khỏe của một người. WHR vào khoảng 0,7 với phái nữ và 0,9 với phái nam báo hiệu sức khỏe tốt và khả năng sinh sản cao.
Ở phụ nữ sở hữu chỉ số WHR chuẩn, mức estrogen (một loại hooc môn nữ) có trạng thái tốt nhất, họ ít mắc các bệnh nguy hiểm như đái đường, rối loạn tim mạch và ung thư buồng trứng, còn ở nam giới có WHR vào khoảng 0,9 thường ít mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt và ung thư tinh hoàn.
Ngoài ra tỷ số vòng eo trên vòng mông là một phương pháp được sử dụng để xác định sự phân phối mỡ trên cơ thể của một người, bổ sung sự thiếu hụt cho khái niệm chỉ số khối cơ thể (BMI), bởi vì BMI chỉ phản ánh mối quan hệ giữa chiều cao và cân nặng.
Nếu WHR nhỏ hơn 1, cơ thể được xếp vào dạng trái lê (pear-shaped body), tức là vòng eo nhỏ hơn vòng mông, mỡ chủ yếu tập trung ở mông và các vùng xung quanh; ngược lại, nếu WHR lớn hơn 1, nó thuộc dạng trái táo (apple-shaped body), nghĩa là vòng mông nhỏ hơn vòng eo, mỡ chủ yếu tập trung ở vùng bụng. Ở dạng trái táo cơ thể gặp nhiều nguy cơ về sức khỏe hơn.
Bảng nguy cơ căn cứ theo tỷ số vòng eo trên vòng mông:
Nam | Nữ | Mức nguy hiểm đến sức khỏe |
---|---|---|
0,9 | 0,7 | Không nguy hiểm (sức khỏe tốt) |
0,9 – 0,95 | 0,7 – 0,8 | Ít |
0,96 – 1 | 0,81 – 0,85 | Trung bình |
Trên 1 | Trên 0,85 | Cao (Rất nguy hiểm) |
Tóm lại, việc thường xuyên theo dõi cân nặng sẽ giúp bạn biết được tình trạng sức khoẻ của mình, bởi vì béo quá và gầy quá đều không tốt cho sức khoẻ. Bạn có thể không đặt mục tiêu lý tưởng hóa vóc dáng của mình lên hàng đầu nhưng hãy giữ cho mình các chỉ số cơ thể trong hạn mức cho phép để giảm thiểu các nguy cơ về sức khỏe bạn nhé!
3. Tỷ lệ phần trăm mỡ trong cơ thể
Phân tích mỡ cơ thể
Mỡ cơ thể được phân loại như mỡ dưới da và mỡ nội tạng, vv… tùy thuộc vào vị trí của nó trong cơ thể.
Nói cụ thể, mức mỡ nội tạng được biết đến gần mối liên quan tới khả năng dễ mắc các bệnh thông thường.
Tỷ lệ mỡ cơ thể là gì?
Tỷ lệ mỡ cơ thể là lượng mỡ cơ thể so với trọng lượng của cơ thể và được chỉ ra dưới dạng %.
Có thể sử dụng phương pháp BI (trở kháng điện sinh học) để đo tỷ lệ mỡ cơ thể của bạn bằng cách sử dụng công thức đơn giản sau:
Tỷ lệ mỡ cơ thể (%) = {Lượng mỡ cơ thể (kg) / Trọnglượng cơ thể (kg)} x 100.
Sự phân loại tỷ lệ % mỡ cơ thể khác nhau giữa nam và nữ.
Khi nghĩ về mỡ cơ thể, hầu hết mọi người đều nghĩ về nó như một hình ảnh tiêu cực. Tuy nhiên, nó lại có vai trò quan trọng trong việc dự trữ năng lượng và bảo vệ các cơ quan nội tạng, v.v.
Nếu như mỡ cơ thể quá nhiều là không tốt cho sức khoẻ thì quá ít cũng gây hại cho sức khỏe như thế. Sự phân bố mỡ cơ thể ở nam và nữ là khác nhau, bởi vậy cơ sở để phân loại tỷ lệ % mỡ cơ thể đối với nam và nữ cũng khác nhau.
Luận giải kết quả đo tỷ lệ mỡ cơ thể
Giới tính | – (Thấp) | 0 (Bình thường) | + (Cao) | ++(Rất cao) |
Nữ | 5.0-19.9% | 20.0-29.9% | 30.0-34.9% | 35.0-50.0% |
Nam | 5.0-9.9% | 10.0-19.9% | 20.0-24.9% | 25.0-50.0% |
Chỉ số nêu trên là các giá trị đánh giá mức độ béo phì do Mr.Lohman (1986) và Mr. Nagamine (1972) đưa ra.
Luận giải kết quả mức mỡ nội tạng
Mức mỡ nội tạng | Phân loại |
1-9 | 0 (Bình thường) |
10-14 | + cao |
15-30 | ++ (Rất cao) |
Mỡ nội tạng là gì?
Mỡ nội tạng = mỡ quanh các bộ phận bên trong cơ thể
Mỡ nội tạng quá cao được coi là nguyên nhân trực tiếp làm tăng lượng mỡ trong máu, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh thông thường như bệnh mỡ máu và tiểu đường – làm suy yếu khả năng của insulin trong việc truyền năng lượng từ mạch máu và sử dụng nó trongcác tế bào. Để phòng bệnh cũng như cải thiện tình trạng mắc các bệnh đó, điều quan trọng là cần phải cố gắng giảm mức mỡ nội tạng xuống mức có thể chấp nhận được. Những người có mức mỡ nội tạng cao thường có xu hướng bụng to. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng là như thế.
Mỡ dưới da là gì ?
Mỡ dưới da = lớp mỡ tích dưới da
Mỡ dưới da không chỉ tích lại ở khu vực quanh bụng (mỡ bụng) mà còn có ở quanh cánh tay trên, hông và đùi, có thể gây rối loạn tỷ lệ tương quan của cơ thể. Dù không liên quan trực tiếp đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh nhưng nó làm tăng áp lực lên tim cũng như các biến chứng khác.