giảm cholesterol

VI. Nguyên nhân gây nên cholesterol cao

Các nguyên nhân do thói quen sinh hoạt:

  • Dinh dưỡng: mặc dù một số loại thực phẩm có chứa cholesterol, chẳng hạn như trứng, thận, và một số hải sản thì chế độ ăn có cholesterol không ảnh hưởng nhiều đến hàm lượng cholesterol trong máu. Tuy nhiên, các chất béo bão hoà thì có! Các thực phẩm giàu chất béo bão hoà bao gồm thịt đỏ, một số loại bánh nướng, xúc xích, pho mát cứng, mỡ lợn, bột nhồi, bánh ngọt, hầu hết các loại bánh quy và kem (còn nhiều thực phẩm khác nữa).
  • Lối sống ít vận động: những người không tập thể dục và dùng hầu hết thời gian để ngồi hoặc nằm, có hàm lượng LDL (cholesterol xấu) cao đáng kể và hàm lượng HDL (cholesterol xấu) thấp.
  • Trọng lượng cơ thể: những người dư cân/béo phì có nhiề khả năng có mức LDL cao và HDL thấp hơn so với người có cân nặng bình thường.
  • Hút thuốc: thói quen này ảnh hưởng rất nhiều đến hàm lượng LDL.
  • Bia rượu: những người thường xuyên uống quá nhiều bia rượu thường có hàm lượng LDL cao và mức HDL thấp hơn rất nhiều so với những người không uống hoặc uống rượu bia theo một cách điều độ.

Những bệnh lý có thể điều trị:

Những bệnh lý này được cho là làm gia tăng hàm lượng LDL. Dưới đây là tất cả những bệnh lý có thể được kiểm soát (với sự giúp đỡ của bác sỹ, không cần là yếu tố tác nhân):

  • Bệnh tiểu đường
  • Cao huyết áp (huyết áp tăng)
  • Nồng độ Triglycerides trong máu tăng
  • Bệnh thận
  • Bệnh gan
  • Giảm năng tuyến giáp

Các yếu tố nguy cơ không thể điều trị

Chúng được gọi là các yếu tố nguy cơ cố định:

  • Gien 1: những người có cha, mẹ hoặc anh chị em đã từng có bệnh mạch vành tim hoặc đột quỵ có nguy cơ cholesterol trong máu tăng cao nhiều hơn. Mối liên hệ được nhận biết nếu cha/anh trai của bạn mắc bệnh mạch vành hoặc đột quỵ trước khi 55 tuổi, hoặc mẹ/chị gái mắc bệnh mạch vành hoặc đột quỵ trước khi 65 tuổi.
  • Gien 2: nếu bạn đang có hoặc từng có anh trai, chị gái hoặc cha/mẹ có hàm lượng cholesterol trong máu tăng (cholesterol cao) hoặc tăng lipid máu (lipid máu cao), thì khả năng bạn có hàm lượng cholesterol tăng cũng lớn hơn.
  • Giới tính: đàn ông có nguy cơ tăng cholesterol trong máu cao hơn so với phụ nữ
  • Tuổi tác: khi tuổi tác của bạn tăng thì nguy cơ xơ vữa động mạch cũng tăng
  • Mãn kinh sớm: phụ nữ mãn kinh sớm dễ có tình trạng cholesterol trong máu tăng hơn so với những phụ nữ khác
  • Các nhóm dân tộc: những người từ các tiểu lục địa Ấn Độ (Pakistan, Bangladesh, India, Sri Lanka) dễ có khả năng tăng cholesterol trong máu hơn so với các dân tộc khác.

VII. Làm cách nào để chẩn đoán cholesterol cao?

Kết quả sàng lọc máu và cholesterol.
Mức độ Cholesterol có thể đo được bằng một xét nghiệm máu đơn giản. Điều quan trọng là không được ăn bất cứ gì ít nhất 12 giờ trước khi nộp máu để xét nghiệm. Mẫu máu có thể được lấy bằng xy-lanh hoặc chỉ cần chích từ ngón tay của bệnh nhân.
Mẫu máu sẽ được tiến hành kiểm tra hàm lượng LDL, HDL, cũng như nồng độ triglyceride trong máu. Đơn vị sẽ được tính theo mg/dl (mg/dL) hoặc 5 mmol/lít (millimoles/lít).
Những người có các yếu tố nguy cơ nên xem xét việc kiểm tra cholesterol trong máu.

VIII. Các phương pháp điều trị cholesterol cao là gì?

Thói quen sinh hoạt
Hầu hết mọi người, đặc biệt là những người có yếu tố nguy cơ do thói quen sinh hoạt có thể đưa mức cholesterol và triglyceride trở về giới hạn bình thường bằng cách:

  • Tập thể dục nhiều (nên tư vấn với bác sĩ về loại hình thích hợp)
  • Ăn nhiều trái cây tươi, rau củ, ngũ cốc nguyên cám, yến mạch, chất béo có chất lượng tốt
  • Tránh các loại thực phẩm giàu chất béo bão hoà
  • Ngủ nhiều và đủ (8 giờ mỗi đêm)
  • Giảm trọng lượng cơ thể xuống mức bình thường
  • Tránh uống rượu bia
  • Ngưng hút thuốc

Các loại thuốc kiểm soát cholesterol 
Nếu hàm lượng cholesterol của bạn vẫn tăng sau khi đã áp dụng tất cả những biện pháp điều trị nêu trên, bác sĩ có thể kê toa cho bạn một loại thuốc hạ cholesterol. Bao gồm các loại như:

  • Statins (thuốc ức chế reductase HMG-Co): ngăn chặn một loại men trong gan sản xuất cholesterol, nhằm làm giảm hàm lượng cholesterol xuống mức ít hơn 4 mmol/lít và LDL ít hơn 2 mmol/lít. Statins rất hữu ích cho việc điều trị và phòng ngừa xơ vữa động mạch. Các tác dụng phụ có thể bao gồm táo bón, nhức đầu, đau bụng, và tiêu chảy. Atorvastatin, fluvastatin, lovastatin, pravastatin, rosuvastatin và simvastatin là các ví dụ của statins.
  • Aspirin: không nên kê toa loại thuốc này cho bệnh nhân dưới 16 tuổi.
  • Thuốc hạ triglycerides: là những dẫn xuất của acid fibric, bao gồm gemfibrozil, fenofibrate và clofibrate.
  • Niacin: là một dạng vitamin B tồn tại trong nhiều thực phẩm. Bạn chỉ có thể dùng liều rất cao khi có toa thuốc của bác sĩ. Niacin làm giảm cả hàm lượng LDL và HDL. Các tác dụng phụ cơ thể bao gồm ngứa, nhức đầu, nóng bừng (UK: chứng đỏ bừng), và ngứa ran (thường rất nhẹ nếu xảy ra).
  • Thuốc chống tăng huyết áp: nếu bạn có bệnh cao huyết áp, bác sĩ có thể sẽ kê toa cho bạn thuốc ức chế men chuyển Angiotensin (ACE), các thuốc chẹn thụt thể Angiotensin II (ARBs), thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn Beta, thuốc chẹn kênh canxi.

Trong một số trường hợp, các chất ức chế hấp thụ cholesterol (ezetimibe) và các sequestrant axit mật có thể được chỉ định. Những loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ hơn và đòi hỏi bệnh nhân phải cam kết tuân thủ đúng yêu cầu chỉ dẫn (để đảm bảo việc uống thuốc đúng theo hướng dẫn sử dụng).
cholesterol

Originally posted 2015-10-23 15:58:29.

Viết một bình luận