Béo phì trẻ em: Một thực trạng đáng báo động

bởi Farmvina
béo phì trẻ em

Như các bạn đã biết về tác hại của béo phì với phụ nữ, trong bài viết này Bác sĩ Vũ Trung Hải và Dược sĩ Bùi Văn Uy sẽ chia sẻ về tác hại của béo phì trẻ em có tác hại như thế nào.

Thực trạng béo phì trẻ em

Béo phì ở trẻ em có tỷ lệ cao

  • Mỹ: Trong giai đoạn 2003-2006, tỷ lệ béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên từ 2-19 tuổi là 16,3% (theo NHANES).
  • Việt Nam: Trong giai đoạn 2002-2004, tỷ lệ béo phì ở tuổi học đường cấp I là 9,4%, cấp II là 6,1%, cấp III là 4,8%. Năm 2013, tỷ lệ này ở trẻ dưới 5 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh: nội thành 12,2%, ngoại thành 9,1%. Ở Đà Nẵng là 9,1%. Các tỷ lệ này vượt xa tỷ lệ chung của thế giới (khoảng 6,9%). Riêng 5 thành phố lớn Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ có 86.000 trẻ dưới 5 tuổi bị thừa cân béo phì (theo Viện Dinh Dưỡng Trung Ương).

Béo phì trẻ em tăng nhanh
Tỷ lệ tăng ở Việt Nam từ niên khoá 1999-2000 đến niên khoá 2002-2003 (3 năm), trẻ 6 tuổi tăng từ 4,4% lên 10,4%, trẻ 7 tuổi tăng từ 1% lên 9,5%.
Một nghiên cứu tại Nhật Bản cho biết béo phì tuổi nhi đồng tăng gấp đôi trong vòng 11 năm (1968-1979). Điều tra sức khoẻ ở Canada cũng nhận thấy, năm 2009 tỷ lệ béo phì ở tuổi thiếu niên là 26% gần gấp đôi con số 15% năm 1979.
Ở Trung Quốc, với trẻ ở ngoại ô Bắc Kinh, trẻ 6 tuổi bị béo phì là 4,9%, từ 9 tuổi trở lên tăng kịch phát, đến 13 tuổi tăng tới 16,2%, gấp ba lần số trẻ béo phì lúc 6 tuổi.
Sự nguy hiểm của bệnh béo phì trẻ em
Béo phì ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát dục, thời gian biết đi bị chậm lại.
Hơn nữa, vì thiếu canxi lại gánh một thân trọng quá lớn, sẽ gây tổn thương sụn, nên sinh ra chứng đầu gối lật vào trong hoặc lệch ra ngoài, bàn chân bẹt. Béo phì cũng gây ra chứng ngưng thở khi ngủ.
Béo phì cũng làm suy giảm khả năng miễn dịch, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn (hô hấp, tiêu chảy).
Béo phì trẻ em ảnh hưởng đến trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ, khả năng thao tác. Một nghiên cứu của Trung Quốc (Tiêu Lê – 1998) tại 18 tường tiểu học, thấy trẻ bị béo phì có trí lực tổng hợp bị giảm sút so với trẻ cùng trang lứa không bị béo phì.

béo phì trẻ em

Đừng để con trẻ bị béo phì


Béo phì dẫn tới trẻ mắc những “bệnh của người lớn” như hội chứng rối loạn chuyển hoá, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, viêm gan nhiễm mỡ, đề kháng insulin, giảm dung nạp glucose, tăng nguy cơ tiểu đường typ 2, cao huyết áp, các bất thường động máu, hội chứng buồng trứng đa nang; có trẻ xuất hiện bệnh tim mạch rất sớm.
Béo phì ở trẻ em có 4 thời kỳ: béo khi còn bú sữa, béo lúc nhỏ tưởi, béo tuổi đi học, béo tuổi trưởng thành trong đó có hai thời kỳ đáng chú ý là béo lúc còn bú sữa và giai đoạn sau của thời kỳ trưởng thành.
Từ tuần 30 của thai nhi đến hết 01 tuổi là thời kỳ sinh sản nhanh nhất của tế bào mỡ. Nếu cho trẻ dinh dưỡng quá độ càng thúc đẩy tế bào mỡ tăng nhanh và có tính “vĩnh cửu”.
Cho nên béo trong thời kỳ này dễ dẫn tới béo suốt đời. Đến 10 tuổi tế bào mỡ vẫn tiếp tục tăng nhanh, trở thành những đứa trẻ có thân trọng quá khổ.
Nếu trẻ từ 10-13 tuổi có thân trọng bình thường thì đến 31 tuổi chỉ có 30% trở thành béo phì (nữ 42%, nam 18%) nhưng nếu ở lứa tuổi này trẻ đã có thân trọng quá khổ thì đến 31 tuổi có 87% trở thành béo phì (nữ 88%, nam 86%).
Béo phì ở trẻ em có thể gây tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch, tăng tỷ lệ chết sớm ở tuổi trưởng thành, tuổi trung niên.
Một nghiên cứu trên 37.000 nam ở quận đội Israel từ 17-25 tuổi, theo dõi trung bình trong 17 năm, cho thấy: tăng BMI tuổi thiếu niên có liên quan đến bệnh mạch vành nhưng không liên quan đến bệnh tiểu đường ở nam giới tuổi trưởng thành (theo Alain – Journal Watch Pediatrics and Adolescent Medicine 6/4/2011).
Một nghiên cứu ở trên 4.857 trẻ da đỏ tại Mỹ sinh ra từ 1945 – 1984 cũng cho biết: béo phì, cao huyết áp, rối loạn dung nạp glucose lúc thiếu thời làm tăng nguy cơ chết sớm lúc trưởng thành (theo F. Bruder Stapletion – Jornal Watch Pediatrics and Adolescent Medicine 10/2/2010).
Một nghiên cứu của bác sĩ Kenvin Harris, Hội Tim Mạch Canada cũng cho biết: nhóm trẻ em béo phì có dấu hiệu cứng mạch, giảm tính đàn hồi mạch máu so với trẻ nhóm đối chứng không bị béo phì, điều này có nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch.
Một nghiên cứu tại Đan Mạch trên 276.385 người cho biết: BMI cao ở tuổi thiếu niên (7-13 tuổi) liên quan với việc tăng bệnh mạch vành ở tuổi trưởng thành (>= 25 tuổi).
Như vậy béo phì ở trẻ em không chỉ có tác hại cho chính các em ở lứa tuổi ấy, mà còn liên quan đến một thế hệ người trưởng thành sau này.

DSCKII Bùi Văn Uy – BS Vũ Trung Hải 

You may also like

Để lại bình luận