Tác hại của béo phì bạn nên biết nếu là phụ nữ

bởi Farmvina
béo phì

Hôm nay Giảm Cân Khoẻ cung cấp các kiến thức cần biết về chứng béo phì, đặc biệt là nữ giới, nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về những tác hại của nó mà chúng ta không để ý trong cuộc sống thường ngày.
Chúng tôi khuyên bạn hãy đọc và ghi chú những thông tin quan trọng để giúp bản thân và gia đình tránh bệnh béo phì và có một cuộc sống khoẻ mạnh, hạnh phúc nhé!

Tác hại chung của béo phì

Người béo phì có khối lượng tổ chức mỡ tăng, lòng động mạch mở rộng, lưu lượng máu trong hệ thống tuần hoàn tăng, nhịp tim buộc phải tăng lên. Sự gánh vác lâu dài nhiệm vụ này khiến tim bên trái to ra và dày lên, huyết áp tăng cao.
Người béo phì thừa năng lượng, sau khi ăn, glucose máu (đường huyết) tăng cao, insulin máu tăng lên để chuyển hoá glucose, song song có sự tích luỹ natri (Na+) kèm theo giữ nước, tăng thể dịch, dẫn đến cao huyết áp.
Nữ béo phì có mỡ dư thừa ở mông  đùi, thân thể hình “quả lê” có những tế bào mỡ chứa chất rất nhiều thứ (do kích thước tế bào quá lớn). Vì vậy, chỉ có ít insulin đến để điều tiết glucose. Mặt khác, gan phóng thích ra nhiều glucose từ glycogen, trong khi đó việc dung nạp glucose của tế bào thấp. Tổng quát, insulin không làm tốt chức năng điều tiết glucose, dẫn đến tiểu đường typ 2.
Béo phì dễ dẫn đến các rối loại lipid máu. Từ đó dẫn đền xơ vữa động mạch, tạo nên các bệnh tim mạch (như bệnh mạch vành, thiếu máu cục bộ tim, nhồi máu cơ tìm, nhồi máu não).
Như vậy, béo phì là yếu tố nguy cơ của cao huyết áp tiểu đường, rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch. Song béo phì không phải là yếu tố nguy cơ duy nhất gây ra những bệnh này mà còn do những yếu tố nguy cơ khác.

Tác hại của béo phì với nữ giới

Tác hại của béo phì với nữ tuổi sinh đẻ

Béo phì xảy ra trước thời kỳ dậy thì sẽ làm cho tử cung phát triển không tốt, cơ nang buồng trứng không đầy đủ. Béo phì xảy ra ở thời kỳ dậy thì có liên quan đến sự rối loạn nội tiết. Những tác động của béo phì trong hai giai đoạn này sẽ có ảnh hưởng không lợi đến chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, sinh đẻ.
Béo phì gây trở ngại cho việc rụng trứng, làm cho không có kinh hay kinh nguyệt ít, bế kinh, khó mang thai, không sinh đẻ. Theo hai nghiên cứu ở Trung Quốc thì trong số người béo phì tham gia nghiên cứu (111 và 173 người) thì có tới 50,3% bị kinh nguyệt bất thường, có 52,2% bị trở ngại rụng trứng, có 16,2% không mang thai khi phát sinh béo phì, có khoảng 6,3% không mang thai sau khi bị béo phì.
Béo phì cũng ảnh hưởng bất lợi cho quá trình mang thai, sinh đẻ. Quan sát 6.497 phụ nữ béo phì (trong đó có 5,6% có thân trọng trên 90kg) sau khi mang thai sau 20 tuần, Tiến sĩ Calaude nhận thấy: có 10% có albumin niệu, trong đó có 22 người nghiêm trọng tới mức phải chấm dứt thai kỳ.
Quan sát 4.215 nữ mới mang thai, Tiến sĩ Magillirag thấy: nếu trong vòng 20-30 tuần mà mỗi tuần thân trọng tăng vượt quá 0,5kg thì thường phát sinh cao huyết áp. Tiến sĩ Matthens lại quan sát 200 phụ nữ béo phì có thân trọng 90kg thấy: có tới 75% bị cao huyết áp, ngoài ra còn bị ngôi khai thác thường, sinh muộn (quá kỳ sinh).
béo phì
Béo phì dễ gây sẩy thai, sinh khó; do tăng trọng thai nhanh nên dễ chết thai, sinh non, trẻ bị tử vong trước và sau sinh; do huyết áp, đường huyết cao nên trẻ to quá chuẩn (nặng >4200g), dễ bị trệ sản do cơ bụng không có lực để tập.
Mới đây vào năm 2011, Hội nội khoa Việt Nam công bố một khảo sát cho thấy nữ mãn kinh có 20% bị thừa cân, cao huyết áp, suy tim, có 65% bị phì đại thất.
Béo phì cũng tạo điều kiện gây ra dị tật bẩm sinh: Một nghiên cứu trên 42.000 trường hợp đơn sinh (1995-2004) cho thấy: béo phì thuần tuý không gây ra dị tật bẩm sinh song tạo thuận lợi để sinh ra tiểu đường thai nghén; chính tiểu đường thai nghén là nguyên nhân gây ra dị tật bẩm sinh (Wendy Biggs – 2010).
Béo phì là yếu tố hàng đầu gây ra ung thư vú. Có một dạng ung thư vú lệ thuộc vào estrogen. Khi cơ thể dự trữ quá nhiều chất béo sẽ gia tăng lượng estrogen, do đó làm gia tăng ung thư vú. Theo cơ quan nghiên cứu ung thư vú Vương Quốc Anh thì nên đặt béo phì lên hàng đầu danh sách nguy cơ, bởi vì cảnh báo này rất quan trọng. Béo phì liên quan đến lối sống.
Những phụ nữ có chỉ số BMI >= 25 có nồng độ estrogen máu cao, nếu duy trì hay giảm được thân trọng kết hợp với không hút thuốc, không uống rượu thì sẽ giảm được nguy cơ ung thư.
Béo phì tạo ra tâm lý mặc cảm (tự cảm thấy mình không được yêu thích) làm mất hứng thú; tạo ra hình thể khác thường (bụng, đùi quá lớn) làm cho tự thế sinh hoạt tình dục thiếu thoải mái, thậm chí khó khăn, làm cho hormon sinh dục bị giảm sút, dẫn tới giảm ham muốn tình dục, khó đạt được khoái cảm đỉnh cao.
Một số người béo phì thường phát sinh bệnh tiểu đường, cao huyết áp làm giảm sút hứng thú, cường độ sinh hoạt tình dục, riêng dùng thuốc chữa cao huyết áp thường xuyên cũng ảnh hưởng đến điều này.
Béo phì sẽ có ảnh hưởng bất lợi đến chuyển hoá hormon, sinh trưởng phát dục, làm cho khả năng miễn dịch bị sút kém, dẫn đến nhiều bệnh phụ khoa (cơ năng buồng trứng không đầy đủ, tử cung phát dục không đầy đủ, tử cung xuất huyết, ung thư tử cung, eczema âm đạo).

Tác hại của béo phì với nữ cao tuổi

Béo phì khiến cơ thể phải gánh thân trọng nặng nề của chính mình, phải tăng thêm năng lượng tiêu hao khi nghỉ ngơi cũng như khi hoạt động; cơ hoành nâng cao (do mỡ tích luỹ ở bụng) khiến hô hấp khó khăn; năng lực làm việc, chịu đựng của cơ thể giảm sút.
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai nuôi con bú, nhu cầu vitamin D, canxi tăng cao nhưng vẫn ăn uống như nam giới nên vitamin D, canxi vốn thiếu, lại thiếu ở mức cao hơn nam.
Béo phì làm cho năng lực hấp thu chuyển hoá bị giảm, trong đó có thiếu hụt vitamin D, canxi. Điều này dẫn tới khi cao tuổi sẽ bị nhuyễn, loãng xương.
Sự giảm sút estrogen làm cho 50% nữ vào tuổi mãn kinh bị loãng xương. Ở người cao tuổi nói chung, tỷ lệ loãng xương nữ chiếm tới 70%-80%.
Trong khi đó, nếu bị béo phì thì khớp cột sống, các chi phải tăng gánh vác thân trọng lớn, dẫn tới đau xương, biến dạng khớp xương, dễ gãy xương. Nữ có tỷ lệ loãng xương cao nên tỷ lệ bị các bệnh, các tai biến này cũng cao hơn nam.
béo phì
Ngoài những tác hại cá biệt đó, nữ cũng bị các tác hại chung của béo phì như nam nhưng với mức cao hơn:
Bình thường trong gan chỉ có 4-7% mỡ, trong đó có 50% triglycerid. Trong gan, acid béo luôn luôn hợp thành với glycerol tạo ra triglyceride, rồi nhờ lipoprotein phân tử lượng rất thấp (VLDL) chuyển vào hệ tuần hoàn dưới dạng phức hợp.
Khi bị béo phì thì các tế bào mỡ ở bụng rất nhạy cảm với sự kích thích, khiến cho việc vận chuyển acid béo từ tế bào mỡ và gan tăng lên. Triglyceride ở gan được tạo ra nhiều.
Trong khi đó việc vận chuyển triglyceride vào máu của VLDL có hạn, nên triglycerid sinh ra bị tích tụ lại ở gan, gân ra chứng gan nhiễm mỡ.
Tương tự, khi bị béo phì thì lượng cholesterol cao, dẫn tối có sự bão hoà cholesterol trong dịch mật, kết thành sỏi mật. Béo phì làm tăng lượng mỡ nói chung và tăng lượng máu, gây tăng huyết áp, gây xơ vữa mạch máu …
Xơ vữa động mạch lại dẫn đến chứng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Béo phì làm tăng lượng mỡ, làm trở ngại cho sự tiêu thụ dự trữ glucose dẫn đến tiểu đường typ 2.
Tiểu đường typ 2 lại dẫn đến các biến chứng ở bệnh da, bệnh khớp, bệnh mắt; là yếu tố dẫn tới bệnh tăng huyết áp. Tăng huyết áp lại làm trầm trọng thêm bệnh tiểu đường.
Rồi những bệnh này lại dẫn đến các hệ luỵ khác. Người cao tuổi nam hay nữ bị béo phì cũng chịu các tác động bất lợi này nhưng ở nữ thì tỷ lệ bị các tác động này nhiều hơn, nặng hơn.

DSCKII Bùi Văn Uy – BS Vũ Trung Hải

You may also like

Để lại bình luận